| Hotline: 0983.970.780

Nghiệp cứu hộ của người hùng Nam Ô

Thứ Sáu 09/06/2017 , 14:30 (GMT+7)

Chiếc thuyền cá nhỏ bé chở theo nhóm thanh niên 22 người vượt biển Nam Ô để ra bờ biển dưới chân đèo Hải Vân tham quan. Cơn gió mạnh xuất hiện cùng đợt sóng lớn... 

Cơn gió mạnh xuất hiện cùng đợt sóng lớn cùng lúc ập đến khiến chiếc thuyền chìm dần giữa biển sâu.

Một cậu bé 14 tuổi đứng trên bờ nhìn thấy đã không ngại ngần lao xuống biển để cùng cha cứu người. Cậu bé ấy đã giành lấy sự sống cho 16 người từ bàn tay thủy thần, được ca ngợi là người hùng nhưng vẫn ám ảnh vì không thể cứu hết được tất cả người gặp nạn.

Hơn 10 năm sau ngày trở thành anh hùng, nghiệp cứu hộ như bám lấy cậu khi trải qua bao sóng gió cuộc đời, cậu trở thành một nhân viên cứu hộ bờ biển. Cậu bé đó bây giờ là chàng thanh niên Trần Văn Truyền (24 tuổi, trú khối phố Nam Ô, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).
 

Người hùng

Làng chài Nam Ô nằm nơi cửa biển nơi con sông Cu Đê đổ ra biển yên bình trong buổi chiều mùa hè. Bên bờ biển, người lớn, trẻ nhỏ nô đùa dưới làn nước mát lạnh. Một anh thanh niên cao lớn ngâm mình dưới nước biển, tay chân đập nước ầm ầm làm mẫu cho mấy đứa trẻ. Từng đứa trẻ được người thanh niên dạy các động tác bơi, lội, lặn, cách thực hiện từng nhịp thở khi ở dưới nước, khi đưa đầu lên cao. “Dân làng biển thì phải biết bơi, bơi giỏi”. Người thanh niên nói một cách mạnh mẽ với những đứa trẻ.

14-44-39_nh_1
Trần Văn Truyền thắp nhang trên bàn thờ cha

Các cụ cao niên ngồi trên bờ thích thú xem cảnh dạy bơi cho lũ trẻ. Các cụ bảo: “Ai chứ thằng Truyền dạy bơi là yên tâm rồi”.

Cậu thanh niên đó là Trần Văn Truyền, một người hùng thường được người lớn mang ra kể làm gương cho lũ trẻ. Lúc trở thành người hùng, Truyền cũng mới chỉ 14 tuổi, cái tuổi đang ham ăn, ham chơi như lũ trẻ bây giờ.

Quay ngược lại thời gian cách đây hơn 10 năm, chính xác là ngày 29/4/2017. Đó là một ngày mùa hạ nóng bức. Một nhóm thanh niên thành phố dạt về làng chài Nam Ô rồi trèo lên một chiếc ghe nhỏ không người coi giữ. Nhóm thanh niên có 22 người cố sức chèo con thuyền ra xa khởi bờ biển Nam Ô để đến bờ biển hoang sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân. Nhưng, những cô cậu thanh niên sớm nhận ra sai lầm khi vừa chỉ cách bờ hơn 150m.

Cơn gió mạnh ở đâu ập tới cùng những cơn sóng dữ của biển cả nhấn chìm con thuyền xuống biển. Tiếng kêu cứu, tiếng la hét, vẫy vùng vang lên vô vọng giữa biển sâu. Những chiếc phao xốp, thùng nước ít ỏi không thể chứa hết tất cả mọi người. Những bàn tay nhỏ bé đưa lên giữa biển cả mênh mông dần dần yếu ớt hơn. Số phận tất cả dường như đã được định đoạt, thủy thần sẽ cướp đi tính mạng của họ.

Vào lúc 22 người thanh niên tính mạng chỉ còn treo sợi tóc thì một cậu bé có tên Trần Văn Truyền đang làm rẫy ở triền núi gần đó phát hiện. Cậu bé chạy ngược lên triền núi báo với cha đang ở đó, lấy rựa chặt đứt ống dây bơm nước, kéo cha xuống sát mép biển. Cha cậu bé, ông Trần Văn Mến, chưa kịp hiểu chuyện gì thì người con đã nhảy ùm xuống biển mang theo ống dây bơm nước, bơi ra xa. Lúc này, người cha quan sát thấy những cánh tay đưa lên giữa biển đã hiểu chuyện nên giữ chặt sợi dây. Ông cũng đồng thời lên tiếng kêu cứu nhưng giữa triền đồi mênh mông, tiếng kêu như vô vọng.

Những sải tay thần tốc của cậu bé Truyền đã quen với biển khơi từ nhỏ nhanh chóng tiếp cận khu vực nhóm người gặp nạn. Ống dây bơm nước mang theo được cậu quấn chặt vào từng người trong nhóm. Khi cảm thấy sức nặng đã đủ, Truyền vừa dìu họ vào bờ vừa ra hiệu cho ông Mến trên bờ ra sức kéo. Lượt bơi đầu tiên, 6 người gặp nạn được đưa lên bờ. Ông Mến đưa tay can ngăn cậu con trai dũng cảm nhảy xuống nước lần 2. Ông muốn mình đi thay cho con vì sợ sức khỏe không đảm bảo.

“Em chỉ nghĩ làm sao thật nhanh để cứu người. Ba em nhảy xuống cũng được nhưng ông đứng trên bờ còn để cấp cứu cho các anh chị đó. Em nói thế nên ba em đồng ý em xuống cứu tiếp”, Truyền nhớ lại.

14-44-39_nh_2
Tấm bằng khen tặng “Hiệp sĩ giao thông” của Trần Văn Truyền

Quãng đường biển hơn 150m từ bờ ra vị trí gặp nạn như xa vô tận khi cậu bé liên tục nhảy xuống bơi hết lần này đến lần khác. Ba lượt bơi, cậu bé đưa lên bờ được 16 nạn nhân. Tất cả họ đều sống sót. Nhưng ở lượt bơi cuối, Truyền hụt hẫng khi những người gặp nạn đã chìm sâu xuống biển lạnh.

“Lúc đó em như không biết mệt, lặn lên lặn xuống để tìm mà không gặp. Em cứ nghĩ mình phải cứu được hết mọi người.

Lúc mọi người trong làng ra tiếp ứng, em đã rất mệt. Cả làng tìm thêm cũng không được. Mấy hôm sau thi thể họ nổi lên. Đến giờ nghĩ lại em vẫn còn tiếc vì chưa cứu được tất cả”, Truyền tâm sự.
 

Gắn đời với nghiệp cứu hộ

10 năm trước, báo chí, internet, mạng xã hội chưa phát triển vũ bão như hiện nay. Vậy nhưng câu chuyện cậu bé Truyền mới 14 tuổi dũng cảm cứu sống 16 người trên biển vẫn được nhân dân cả nước biết đến. Thư khen ngợi của những người xa lạ khắp mọi miền đất nước gửi về. Cậu bé được vinh danh là hiệp sĩ giao thông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng… đều có thư khen ngợi. Tất cả đều gọi cậu là anh hùng.

14-44-39_nh_3
Bài thơ của những đọc giả gửi tặng Truyền khi biết hành động dũng cảm của em

Khả năng bơi lội của cậu cũng được chú ý đến khi đội bơi lội TP Đà Nẵng tuyển thẳng vào đội bơi lội thành phố. Suốt thời gian ở đây, Truyền được cử đi thi đấu tại nhiều giải đấu trong và ngoài nước. Bộ sưu tập huy chương của cậu khá đồ sộ trong 6 năm làm thành viên đội bơi lội Đà Nẵng trong đó có tấm huy chương bạc tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc năm 2009.

Tuy nhiên, đến năm 2012, nhận thấy khả năng thi đấu không thể phát triển hơn được nữa, Truyền đã bày tỏ nguyện vọng được nghỉ tập tại trung tâm.

“Em vẫn được vẫy vùng dưới nước hàng ngày nhưng cảm thấy mình không phù hợp với bể bơi. Em thích được vẫy vùng thỏa thích trên biển”, Truyền nói.

Chiến tích quá khứ của Truyền khiến anh thuyết phục hoàn toàn ban lãnh đạo một Resort nổi tiếng ven biển Đà Nẵng nhận em vào làm cứu hộ bãi biển. Công việc mới gắn liền với biển, với nghiệp cứu người khiến Truyền thích thú. Suốt 5 năm gắn bó, Truyền chưa một lần cảm thấy hối hận vì chọn công việc này.

14-44-39_nh_4
Những tấm bằng khen trên tường nhà Truyền

Nói về nghiệp cứu hộ, Truyền cho hay phải luôn tập trung tinh thần và sức lực. Người cứu hộ luôn hướng mắt ra biển quan sát, theo dõi du khách. Chỉ cần một phút chủ quan, sơ sảy là có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Công việc hằng ngày của Truyền bắt đầu từ 4h sáng đến 2h chiều hoặc từ 2h chiều đến 10h khuya. Ngoài cứu hộ, Truyền luôn sẵn sàng tập bơi cho các em nhỏ hoặc chỉ dẫn tận tình cách chống đuối nước, mặc áo phao. “Làm nghề cứu hộ em thấy đây đúng là đam mê của mình”, Truyền bày tỏ. Chàng trai tuổi 24 cao lớn vạm vỡ, bờ vai rộng, đôi tay dài hiền lành nói.

Rời nơi làm việc lúc nào Truyền cũng trở về ngôi nhà cấp 4 nhỏ bé của mình ở bên bờ biển Nam Ô. Chàng thanh niên này lại ra biển, lại tập bơi cho trẻ em trong làng. Ở Nam Ô, cậu có đủ buồn, vui trong cuộc sống. Căn nhà giờ đây chỉ còn người mẹ Nguyễn Thị Lụm (54 tuổi). Ông Mến, người cha thân yêu cùng cậu cứu người năm nào, đã qua đời trong một vụ tai nạn thương tâm.

Trần Văn Truyền khi đang làm việc

“Mất cha em biết sự mất mát lớn quá nên luôn muốn bên mẹ. Cha em mất rồi nhưng lúc nào em cũng nhớ đến ông để mình sống tốt hơn”, Truyền tâm sự.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm