| Hotline: 0983.970.780

Ngỡ ngàng với mô hình cho chạch quê sinh sản thành công

Thứ Tư 04/07/2018 , 07:15 (GMT+7)

Anh Đào Văn Thắng ở xã Minh Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) khiến mọi người ngỡ ngàng khi bỏ công việc ổn định ở thành phố về quê nuôi chạch quế.

Sau 2 năm nuôi thương phẩm, Thắng lại khiến mọi người trầm trồ vì cho chạch sinh sản thành công.

Anh Đào Văn Thắng, sinh năm 1986, tốt nghiệp ngành Trắc địa công trình. Sau khi đi làm được 2 năm, anh chuyển sang công tác ở một ngân hàng tại Hà Nội. Nhưng công việc nhiều áp lực, thu nhập thấp, Thắng quyết trở về quê lập nghiệp.

13-31-08_do_vn_thng_voi_mo_hinh_nuoi_chch_que_hieu_qu_kinh_te_co
Anh Thắng với mô hình nuôi chạch quế hiệu quả kinh tế cao

Năm 2014, anh Thắng thử nghiệm mô hình nuôi lươn. Tuy nhiên, do không tìm được nguồn giống tốt, lại chưa có kinh nghiệm, hai mẻ nuôi đầu trắng tay. Sau bao đêm gác tay qua trán, anh quyết định chuyển sang nuôi chạch quế.

Anh ra một trung tâm giống tại Nam Định học hỏi mô hình nuôi chạch và mua 5.000 con giống với giá 3 triệu đồng, thả trên diện tích 2.500m2 mặt nước ao đất. Trước khi thả nuôi, ao được xử lý kỹ bằng vôi bột và men vi sinh trước khi thả chạch.

Thấy chạch sinh trưởng tốt, anh đẩy mật độ lên nhiều hơn; với 40.000 con giống sau 5 tháng thu hoạch được 1,4 tấn chạch thương phẩm, cho thu nhập gần 120 triệu đồng. Theo anh, chạch có sức đề kháng cao, quá trình nuôi cũng không phức tạp và đầu ra rất ổn định. Hiện nay, cung không đủ cầu, tư thương thường đến tận ao thu mua. Sau lứa nuôi đầu, anh đầu tư cứng hóa bờ ao bằng xi măng để tránh thất thoát con giống.

“Nuôi con gì, trồng cây gì, quan trọng nhất là tìm được đầu ra ổn định để từ đó hạch toán. Với chạch quế, nếu nuôi đúng kỹ thuật, lãi ròng có thể trên 50%”, anh Thắng cho biết.

Theo tính toán của anh, mật độ thả thích hợp đối với chạch quế là 60 vạn con/ha. Chạch được thả khi có kích thước bằng đầu đũa (1000 con giống tương đương 1 kg). Chi phí từ lúc nuôi đến lúc xuất bán (4 -5 tháng) bao gồm 420 triệu tiền giống + 350 triệu tiền thức ăn và chi phí khác. Chạch có khả năng chống chịu tốt nên tỷ lệ thành công đạt trên 75%. Nếu nuôi tốt, sau 4 tháng xuất bán có thể đạt 18 - 20 tấn chạch thương phẩm. Giá bán hiện nay dao động từ 80.000 - 120.000 đồng/kg, tổng thu trên 1,9 tỷ đồng/ha. Sau khi trừ các chi phí, người nuôi có thể lãi trên 1 tỷ đồng/ha/4 tháng. Chạch có thể nuôi 2 - 3 vụ/năm, vì vậy nếu nuôi đúng kỹ thuật và đầu ra ổn định, người nuôi sẽ lãi lớn.

“Bài tính này được tôi đúc kết sau khi nuôi chạch thương phẩm thử nghiệm trên diện tích 700m2. Thực ra, nuôi chạch không nên nuôi trên một mặt ao lớn mà phải chia thành từng ao nhỏ, tiện cho thu hoạch và chăm sóc. Thông thường, nếu mua chạch “bột” về nuôi, tỷ lệ đậu giống từ 90 - 95% còn tỉ lệ chạch thương phẩm thành công khoảng 75%. Sau 4 tháng xuất bán, chạch đạt trọng lượng 25 con/kg thì người nuôi sẽ lãi lớn.

Nếu tự ương được giống, lợi nhuận sẽ còn cao hơn nhiều. Bình quân, mua 20 vạn con giống với giá 4 triệu đồng, sau 1 tháng ươm, nếu xác xuất đậu chỉ đạt ở mức thấp nhất 5 vạn (25%), chi phí thức ăn chỉ 1 triệu đồng vì giai đoạn này chạch chủ yếu ăn phù du thì cũng bán được 35 triệu đồng tiền giống”, anh cho biết thêm.

13-31-08_thng_tuyen_chon_v_cho_chch_sinh_sn_thnh_cong
Thắng tuyển chọn và cho chạch sinh sản thành công

Nhờ nguồn lợi từ nuôi chạch giống, ngoài nuôi chạch thương phẩm, anh đã dành một ao nuôi chạch sinh sản thành công. “Để cho chạch đẻ, sau 4 tháng nuôi chạch thương phẩm, tôi chọn con cái và đực khỏe mạnh, vớt nuôi riêng vào một bể với tỷ lệ đực – cái 1/1-3. Khi chạch đẻ xong phải vớt trứng ra đưa vào lồng ấp, khoảng 3 ngày chạch nở. Chạch nở xong, có thể thả ngay vào ao nuôi đã xử lý” , anh chia sẻ.

Thức ăn hàng ngày của cá chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nhỏ; ao nuôi phải trong sạch, không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm. 

“Do quy mô nuôi còn nhỏ, chưa tạo được sự liên kết nhiều hộ nuôi nên tôi chưa thể tạo chuỗi sản phẩm. Mong muốn của tôi là có thêm nhiều người cùng nuôi để xây dựng thương hiệu, từ đó xuất các mối hàng lớn từ Bắc vào Nam", anh Thắng cho biết thêm.

 

Xem thêm
Hướng đến nuôi trồng thủy sản bền vững: [Bài 3] Sắp xếp lại lồng bè

Các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa sẽ bố trí, sắp xếp lại lồng bè, lập đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản để người dân yên tâm sản xuất.

Cảng cá sửa chữa kéo dài, ngư dân Quảng Bình đôn đáo tìm nơi cập bến

QUẢNG BÌNH Hiện chỉ còn cảng cá Nhật Lệ phục vụ nên tàu của cá ngư dân Quảng Bình phải ‘tăng bo’ đến các cảng cá tỉnh bạn để bốc dỡ hàng…

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển