| Hotline: 0983.970.780

Ngọn thiết côn thần sầu gạt phăng hàng vạn mũi tên của võ tướng thời Tây Sơn

Thứ Tư 10/10/2018 , 13:05 (GMT+7)

Sau khi kết bạn với Nguyễn Nhạc, cũng tại Phú Phong thuộc huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn, Bình Định), hổ tướng Võ Văn Dũng tiếp tục kết thân với Võ Đình Tú, 1 cao thủ trong làng võ thời bấy giờ.

13-01-42_1
Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ yêu thương võ tướng Võ Đình Tú như ruột thịt

Khi tham gia khởi nghĩa, Võ Văn Dũng giới thiệu Võ Đình Tú với Nguyễn Nhạc. Trong thời gian phò nhà Tây Sơn, Võ Đình Tú trở thành 1 trong 7 võ tướng kiệt xuất.
 

10 năm mất tích trở thành cao thủ

Sinh ra trên đất Phú Phong, xuất thân là con nhà gia thế, giàu có, ngay từ nhỏ Võ Đình Tú đã sống hào phóng và rất gan dạ. Sách Võ Nhân Bình Định chép rằng, năm Võ Đình Tú lên 14 tuổi, trong làng bỗng xuất hiện một nhà sư mặt mày xấu xí, ăn mặc rách rưới. Nhà sư này thường đến ngồi nơi ngõ nhà Võ Đình Tú. Đám trẻ con trong làng trông thấy nhà sư thì kéo đến chọc ghẹo. Riêng Võ Đình Tú thì không, thậm chí còn có thái độ kính trọng và quý mến nhà sư kia. Ngỡ nhà sư đi khất thực, Võ Đình Tú thường mang cơm và hoa quả đến cho ông, nhà sư vui vẻ đón nhận.

Chuyện cứ thế diễn ra, đến 1 hôm trời nổi cơn giông gió mịt mù, người trong làng không ai dám bước ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, Võ Đình Tú bỗng nhiên “mất tích”, nhà sư cũng bặt tăm. Gia đình nhà họ Võ tỏa đi tìm khắp nơi, nhưng Võ Đình Tú vẫn bặt vô âm tín. Cả làng đồn đoán Tú đã bị nhà sư bắt cóc dẫn đi. Tìm mãi không có kết quả, nhà họ Võ đành bỏ cuộc và chỉ biết cầu trời cho Tú tai qua nạn khỏi.

Mười năm sau, Võ Đình Tú đột ngột trở về. Lúc này, ông đã trở thành 1 thanh niên vạm vỡ, khỏe mạnh. Tú không phải là người hay khoe khoang, nên chẳng ai biết trong ông võ thật đầy người. Sau này, những cuốn sách viết về ông không hề đề cập Võ Đình Tú đã đi đâu trong thời gian “mất tích”, đã học võ như thế nào. Nhưng khi được Võ Văn Dũng giới thiệu với Nguyễn Nhạc, Võ Đình Tú đã là 1 cao thủ võ lâm.

Theo sách “Tây Sơn thất hổ tướng”, Võ Đình Tú là vị võ tướng thông thạo đủ mọi loại binh khí, từ côn, kiếm, thương, quyền, đặc biệt là sử dụng thiết côn. Khi ông múa côn giữa trời mưa, người ông vẫn ráo khô, bởi chẳng hạt mưa nào len qua được “lưới côn” của Tú. Với thiết côn, 1 mình ông có thể hạ thủ nhiều người. Khâm phục tài năng của ông, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã tặng Võ Đình Tú lá cờ đào thêu bốn chữ vàng “Thiết côn tướng quân”.

Tương truyền, có lần Võ Đình Tú cùng Đặng Xuân Phong vào cung bệ kiến vua Quang Trung. Biết rằng đây là hai tướng giỏi đánh côn, Thị Lang Bộ Lễ Bùi Đắc Tuyên yêu cầu 2 vị tướng này đấu côn với nhau để thái tử Nguyễn Quang Toản xem. Đuốc được thắp sáng rực cả sân. Đặng Xuân Phong sử dụng côn đồng, Võ Đình Tú dùng côn sắt. Đường côn qua lại nhanh nhẹn, mạnh mẽ như “rồng bay phượng múa’. Gia tướng đến xem chật cả trong lẫn ngoài, tiếng vỗ tay vang không ngớt.
 

Tung hoành thiết côn

Sau 10 năm biệt tích, Võ Đình Tú đột ngột trở về nhà, suốt ngày đóng cửa đọc sách, không giao du với ai trừ Võ Văn Dũng, người bạn tâm đắc. Mỗi khi gặp nhau, ngoài bàn chuyện võ nghệ, Võ Đình Tú và Võ Văn Dũng còn thường hay đàm luận về thời thế. Lúc ấy, dẫu là con nhà giàu có, võ nghệ cao cường, nhưng Tú vẫn không màng đến chuyện lập gia đình, nhiều khi ông đóng cửa đi ngao du hàng tháng mới về.

Khi Võ Văn Dũng về với nhà Tây Sơn, Dũng giới thiệu Tú với Tây Sơn Vương. Tây Sơn Vương thân hành cưỡi ngựa đến nhà thăm viếng Tú và mời về phục vụ dưới trướng. Theo Địa chí Bình Định, trong doanh trướng Tây Sơn, Tú rất tâm đắc với Nguyễn Huệ, được Huệ thương yêu như ruột thịt. Hai người ngày ngày cùng nhau đàm đạo võ nghệ, binh pháp và bàn chuyện quân cơ. Có lần, Nguyễn Huệ nói với các tướng: “Đình Tú văn võ toàn tài, ngày sau sẽ là bề tôi rường cột”. Khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa,Võ Đình Tú được phong chức Đại Tổng lý, cùng với Bùi Thị Xuân quản lý vùng Tây Sơn và phòng thủ doanh trại. Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế, phong Võ Đình Tú chức Thái úy.

13-01-42_2
Hổ tướng Võ Đình Tú với cây thiết côn thần sầu

Khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh nối ngôi. Bùi Đắc Tuyên được sủng ái lên làm Thái sư. Như hổ mọc thêm cánh, Bùi Đắc Tuyên ngày càng lộng quyền. Quan trong triều, người nào theo Tuyên thì được yên ổn, ưu đãi; người ra mặt đối nghịch thì trước sau gì cũng bị hại, người nào tỏ thái độ lấp lửng thì bị đày đi xa. Thời điểm ấy, trong triều bè này chống phái kia, triều chính loạn cả lên.

Lúc ấy, Võ Văn Dũng đang trấn thủ Bắc Hà thì bị gọi về triều. Để diệt trừ hậu họa, Võ Văn Dũng đã giết Bùi Đắc Tuyên và đồng bọn. Trần Quang Diệu là em rể Bùi Đắc Tuyên, nên kéo binh về đánh Dũng trả thù cho Tuyên. Khi thấy quân 2 bên sắp giao chiến, Võ Đình Tú lấy tình quen thân với cả 2 bên, xin phép vua Cảnh Thịnh cho đứng ra hòa giải.

Võ Đình Tú bơi thuyền qua sông Hương, đến An cựu gặp Trần Quang Diệu. Tú phân tích sự chuyên quyền của Bùi Đắc Tuyên sẽ làm hư sự nghiệp của nhà Tây Sơn, nên Dũng phải ra tay tiêu diệt. Tú phân tích trong bối cảnh loạn lạc mà các đại thần đối đầu với nhau sẽ có hại cho xã tắc. Điều cần làm trước mắt là hàn gắn tình đoàn kết của các đại thần, cùng chung lo việc đánh quân Nguyễn Phúc Ánh.

Nghe ra, Dũng và Diệu kết nối lại nghĩa xưa, cùng nhau vào bệ kiến vua Cảnh Thịnh. “Bộ ba” Dũng Diệu Tú đều được vua Cảnh Thịnh phong chức và cung nhau lo việc triều đình.

Tháng 4 năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Phúc Ánh đem binh vào cửa Thị Nại (Quy Nhơn), Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức đem quân lên đóng ở Hàm Long, nay thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định). Khi ấy, Võ Đình Tú đang đi kinh lý ở Phú Yên, được tin quân Nguyễn Phúc Ánh đổ bộ Quy Nhơn, vội kéo quân về, đi thẳng lên Cần Úc (nằm trên địa bàn huyện Tuy Phước, Bình Định hiện nay) đánh quân Võ Tánh, 2 bên kịch chiến suốt 2 ngày đêm. Võ Tánh trá bại, Nguyễn Huỳnh Đức phục binh trên núi. Võ Đình Tú giục quân đuổi theo. Tên và đạn trên núi của Đức bắn xuống như mưa, quân Tây Sơn trúng tên trúng đạn lớp chết lớp bị thương.

Võ Đình Tú tả xung hữu đột, cây thiết côn tỏa thành một đạo thanh quang gạt phăng hàng vạn mũi tên bắn vun vút vào người, vào ngựa. Nhưng cây thiết côn gạt được tên mà không gạt được đạn, Võ Đình Tú trúng đạn, máu chảy dầm mình. Tú đuối sức nằm gục trên lưng ngựa. Ngựa hí một tiếng dài, phi khỏi chiến trường, chạy một mạch về quê hương Tú ở Phú Phong. Đến nhà thì ngựa ngã lăn ra chết, Võ Đình Tú cũng chết trên đất quê nhà. Đó là vào cuối tháng 4 năm Kỷ Mùi (1799).

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.