| Hotline: 0983.970.780

Người có uy tín với đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ Bảy 03/12/2022 , 08:41 (GMT+7)

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mắt xích quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Thôn Tầu Tiên có 120 hộ gia đình, với 528 nhân khẩu, chủ yếu người Dao sinh sống, là trung tâm phát triển của 6 thôn vùng còn lại ở xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ. Trong những năm gần đây, phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế trên địa bàn phát triển mạnh mẽ. Hiện, thôn Tầu Tiên đã có 1 hợp tác xã sản xuất, cung cấp giống cây trồng rừng; trên 10 hộ kinh doanh ô tô vận tải chở keo, quế.

Được biết, từ năm 2018, gia đình ông Chíu Sồi Thòong (xã Đồn Đạc) đã mạnh dạn trồng cây quế vào những diện tích keo vừa khai thác. Hiện toàn bộ diện tích rừng trên 4ha của gia đình ông Thòong đều trồng quế, loại cây nằm trong danh mục cây trồng rừng gỗ lớn.

1..

Ông Chíu Sồi Thòong phát biểu tại hội nghị Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đặc biệt, sau các khóa tập huấn về trồng rừng gỗ lớn, kết hợp nghiên cứu về lợi ích kinh tế, môi trường loại rừng này mang lại, ông Thoòng đã vận động gia đình, người dân trong thôn chuyển đổi cơ cấu cây rừng, giảm dần diện tích rừng gỗ nhỏ, tăng dần diện tích rừng gỗ lớn và các loại cây bản địa.

Theo ông Chíu Sồi Thoòng, cây quế rất dễ trồng, lớn nhanh, chịu được gió bão hơn cây keo. Với những cánh rừng keo 5, 6 tuổi đã khai thác, người dân chỉ thu được khoảng 70 triệu đồng/ha. Trồng rừng gỗ lớn với những loại cây quế, sa mộc, dổi, lim... mặc dù thời gian canh tác khoảng 10 – 12 năm tuổi nhưng đạt thu nhập cao khoảng 350-450 triệu đồng/ha.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, thôn Tầu Tiên đã có 32 hộ tham gia trồng 61ha rừng (lim, lát, giổi, sa mộc, quế); cây dược liệu quý (trà hoa vàng, tài lệch...). Hiện tại, người dân trong thôn đã trồng được 3,5 vạn cây quế, 1,6 vạn cây keo, cam…đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.

Ông Triệu Quý Làu, Phó Chủ tịch UBND xã Đồn Đạc, chia sẻ: "Từ tinh thần trồng rừng gỗ lớn của ông Chíu Sồi Thoòng, bà con trong thôn đã tích cực làm theo. Nhờ đó mà Tầu Tiên đang là thôn có kết quả tốt nhất xã trong trồng rừng gỗ lớn. Đây sẽ là tiền đề, động lực để xã Đồn Đạc đẩy mạnh mục tiêu trồng rừng gỗ lớn, phát triển mạnh mẽ trong việc xây dựng nông thôn mới, nhất là phát triển về kinh tế lâm nghiệp”.

z3233735705877_4288d5e103329919119a781fbb1b325b

Người dân huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) thu hoạch vỏ quế. Ảnh: Nguyễn Thành.

Thôn Ngàn Vàng Dưới (xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu) có 44 hộ, chủ yếu là người dân tộc Tày, Sán Chỉ, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp. Đời sống của người dân trong thôn còn nhiều khó khăn, nhận thức còn hạn chế.

Hơn 10 năm với vai trò người có uy tín, ông Bế Sinh Nghiệp đã luôn nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Ông Nghiệp chia sẻ, với một địa bàn chủ yếu là rừng như thôn Ngàn Vàng Dưới, thu nhập của bà con  dựa vào việc lao động làm thuê, sản xuất nông, lâm nghiệp trên diện tích rừng nên tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất rừng giữa các hộ dân thường xuyên xảy ra.

Với vai trò người có uy tín, ông đã thường xuyên phối hợp với chính quyền phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn đối với các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, khai thác, sản xuất đất rừng tại các buổi sinh hoạt chi bộ, họp thôn. Nhờ đó, mọi người cũng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, cũng như áp dụng phương thức phù hợp để sản xuất cũng như bảo vệ rừng.

Từ năm 2021 đến nay, ông Bế Sinh Nghiệp đã cùng cán bộ chính quyền tuyên truyền, vận động giải quyết dứt điểm được 3 vụ mâu thuẫn, tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trong nội bộ đồng bào dân tộc thiểu số ngay tại cơ sở; trực tiếp tham gia tổ chức hòa giải thành công 8 vụ việc liên quan đến tranh chấp, lấn chiếm đất ở, đất rừng trong thôn bản, góp phần ổn định an ninh trật tự xây dựng khối địa đoàn kết dân tộc.

“Ông Bế Sinh Nghiệp là người rất nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Ông luôn kịp thời nắm bắt cũng như triển khai tốt các chủ trương, công việc đến bà con; đặc biệt là góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp rừng, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương”, ông Mạc Ngọc Điệp, Bí thư xã Đồng Tâm chia sẻ.

Quảng Ninh hiện có hơn 500 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được UBND tỉnh công nhận. Họ là những già làng, trưởng dòng họ, trưởng thôn, nghệ nhân dân gian, cán bộ, công chức nghỉ hưu, người cao tuổi đi đầu trong sản xuất, kinh doanh giỏi tại nơi cư trú và có được sự tín nhiệm, kính trọng của đông đảo cộng đồng dân cư. 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.