| Hotline: 0983.970.780

Chào xuân Giáp Thìn 2024

Thứ Sáu 09/02/2024 , 16:46 (GMT+7)

Mời quý độc giả cùng Báo Nông nghiệp Việt Nam theo dõi không khí vui tươi, nô nức chào đón năm mới của người dân cả nước.

Trong ngày cuối cùng của năm Quý Mão, trên khắp mọi con đường của TP. Hà Nội đã trở nên vắng vẻ hơn ngày thường. Người dân Thủ đô hoặc đang tất bật chuẩn bị công việc nhà, chuẩn bị mâm cơm tất niên và Giao thừa, hoặc nhiều gia đình cũng đã về quê đón Tết.

Theo ghi nhận của PV Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngay từ sáng 9/2 (tức 30 Tết), trên nhiều tuyến phố chính của Thủ đô Hà Nội như Ngã Tư Sở, Nguyễn Trãi, Thái Hà, Chùa Bộc, Phố Huế…, nếu như ngày thường tấp nập người xe qua lại thì nay chỉ còn lác đác bóng người.

 
 

Tất cảTổng thuật

Thủ đô rực sáng chào xuân mới

Khoảnh khắc giao thừa tại TP. HCM

HCM

Rực sáng pháo hoa Bắc Giang

Điểm bắn pháo hoa hồ Thanh niên, huyện Lục nam, Bắc giang.

Điểm bắn pháo hoa hồ Thanh Niên, huyện Lục Nam, Bắc giang.

Điểm bán pháo hoa hồ Thanh niên, huyện Lục nam, Bắc giang.

Điểm bắn pháo hoa hồ Thanh Niên, huyện Lục Nam, Bắc giang.

Vùng ven thành phố Nha Trang rực rỡ ánh sáng chờ đón giao thừa

Tưng bừng chào đón năm mới Giáp Thìn năm 2024, từ trung tâm cho đến vùng ven thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) hiện đều tràn nhập ánh đèn, rực rỡ màu sắc. Điển hình như tại thôn Phú Trung 1, xã Vĩnh Thạnh, một vùng ven tại TP Nha Trang hiện các khu dân cư đều rực sáng ánh đèn, thể hiện không khí vui tươi, hướng tới năm mới.

Các gia đình đang quây quần, háo hức chờ đón thời khắc Giao thừa. Gia đình bà Năm, 65 tuổi, một người dân ở thôn Phú Trung 1 cho biết, năm nay gia đình bà con cháu làm việc các nơi đều về đoàn tụ nên rất hạnh phúc.

Đêm nay cả gia đình sẽ thức để cùng đón Giao thừa. Trước thềm năm mới, bà Năm mong có một năm gia đạo bình an, con cháu làm ăn thuận lợi và gặp nhiều may mắn.

Người dân thủ đô dồn về khu vực trung tâm đón Giao thừa

Tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, từng dòng người tới để thưởng thức các chương trình nghệ thuật xung quanh không gian phố đi bộ và chờ chào đón màn bắn pháo hoa chào đón Giao thừa. Đêm Giao thừa tại Thủ đô, sẽ có tất cả 30 điểm bắn pháo hoa với 32 trận địa, trong đó, 9 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 23 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp.

Thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 0 giờ 15.Tại địa điểm Hồ Hoàn Kiếm sẽ được chia làm 2 trận địa là trước trụ sở Báo Hà Nội Mới và trước Bưu điện Hà Nội. Công tác an ninh đã được thắt chặt xung quanh các trận địa pháo hoa.

Người dân Bắc Giang nô nức tập trung tại các điểm bắn pháo hoa

Tết nguyên đán Giáp Thìn, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức bắn pháo hoa tại 10 địa điểm. Trong đó, điểm bắn chính nằm tại Quảng trường 3/2, TP Bắc Giang, với số lượng 150 giàn pháo hoa tầm thấp.

Ngoài ra, 9 huyện khác, gồm Hiệp Hòa, Lạng Giang, Việt Yên, Lục Nam, Sơn Động, Yên Dũng, Tân Yên, Lục Ngạn và Yên Thế cũng tổ chức bắn pháo hoa. Thời gian bắn dự kiến khoảng 15 phút, bắt đầu từ thời khắc giao thừa.

So với hai ngày trước đó, thời tiết 30 Tết tại Bắc Giang ấm hơn, nhiệt độ dao động quanh ngưỡng 15 độ C. Từ chập tối, nhiều người dân đã tập trung về những điểm bắn pháo hoa, chờ đợi thời khắc giao thừa.

Mưu sinh đêm 30 Tết

Đêm 30 Tết, gần đến giờ giao thừa nhưng nhiều người làm nghề tài xế taxi, chạy xe ôm, bán  đồ chơi trẻ em, quán ăn… vẫn tất bật mưu sinh. 

Anh Nguyễn Văn Cầu, tài xế một hãng taxi ở thành phố Rạch Giá tâm sự: “Đêm 30 Tết, nhiều người có nhu cầu đưa cả gia đình đi xem chương trình đón giao thừa, nên tôi chấp nhận làm xuyên tết. Thấy cảnh gia đình người ta chung vui đi chơi tết hay ở nhà sum vầy quây quần bên nhau còn mình đón tết ngoài đường tôi cũng chạnh lòng lắm nhưng vì mưu sinh nên cố gắng, kiếm thêm thu nhập. Mai sáng mùng 1 mình về cùng gia đình đón tết sau”.

 Còn dọc theo nhiều tuyến đường đổ về khu vực quảng trường Trần Quang Khải, thành phố Rạch Giá, nơi Kiên Giang tổ chức lễ hội đêm giao thừa, báo phào hoa, nhiều hàng quán vẫn mở cửa phục vụ nhu cầu ăn uống của khách vui xuân. Chị Đặng Thúy Hằng, chủ cửa hàng Bánh canh cua Sái Tài ở đường Phan Thị Ràng cho biết, nắm nay quấn quyết định bán xuyên tết.

Càng những ngày cận tết, khách càng đông, do nhiều người bận việc dọn dẹp, trưng bày nên không có thời gian nấu nướng, ra quán ăn cho tiện. Còn từ chiều 30 tết đến giờ quán lúc nào cũng đông nghẹt, không còn ghế trống. Theo chị Hằng, phục vụ khách ngày Tết cũng thấy vui, lại có thêm thu nhập. Chờ qua mùng rồi mình nghỉ vài ngày ăn tết sau vậy.

Hàng ngàn người dân Cần Thơ đổ về bến Ninh Kiều đón xuân

Tại TP Cần Thơ, khoảnh khắc chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024, hàng ngàn người dân đổ về bến Ninh Kiều và sân khấu chính diễn ra chương trình nghệ thuật "Cần Thơ rạng rỡ sắc xuân" để chờ đón màn bắn pháo hoa tầm cao với nhiều chủng loại, màu sắc. Một số tuyến đường trung tâm kẹt cứng vì lượng phương tiện di chuyển khá đông.

Tối nay, TP Cần Thơ sẽ tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa tầm cao và 4 điểm tầm thấp tại các huyện Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ và Thới Lai.Trong khi đó, tại các khu vực bày bán hoa Tết, các tiểu thương đã dọn hàng, trả mặt bằng quay trở về để kịp đón giao thừa bên gia đình.

Yên Bái bắn pháo hoa tại 8 điểm

Những thời khắc cuối cùng của năm Quý Mão đang qua, đón chờ năm mới Giáp Thìn đang đến. Hàng vạn người dân Yên Bái đang háo hức đón chờ năm mới.

Trong đêm giao thừa năm nay, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 8 điểm ở các huyện, thị thành phố với 2 khung giờ là 22 giờ ngày 30 tháng Chạp và lúc 00 giờ ngày 10/2 (thời khắc giao thừa). Trước khi diễn ra sự kiện bắn pháo hoa, các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí phục vụ nhân dân và du khách.

Lúc 22h pháo hoa đồng loạt được bắn lên tại 5 điểm tại Yên Bái. 3 điểm tại trung tâm tỉnh sẽ bắn lúc 00h

Lúc 22h pháo hoa đồng loạt được bắn lên tại 5 điểm tại Yên Bái. 3 điểm tại trung tâm tỉnh sẽ bắn lúc 00h

Nhộn nhịp không gian Tết truyền thống ở ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam

Nhập chú thích ảnh

Chiều 30 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, hàng trăm du khách có mặt tại Làng cổ Đông Sơn (một trong 10 ngôi làng cổ được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam tại phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) để tham gia chương trình “Tết xưa làng cổ”.

Tại đây, du khách được hòa mình vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian; ẩm thực, mua sắm, trải nghiệm phiên chợ tết xưa của người Việt; tham quan, chụp ảnh check-in tại các điểm di tích lịch sử, các ngõ trong làng cổ.

Cùng với đó, du khách còn được tham gia các trò chơi, trò diễn dân gian (bịt mắt đập nồi, cà kheo, chọi gà, bịt mắt bắt vịt, kéo co), thưởng thức các món ăn đặc trưng như bánh cuốn, bánh xèo, bánh lá, bánh nếp, bánh đúc, cháo lươn, bún chả, xôi ngũ sắc, ngô, khoai, sắn...

'Mía lộc' xuống phố Nha Trang

z5149209272463_1edb8127a05857d1edea43828f85397f

Mía lộc bán tại góc đường Lê Thánh Tôn và Tô Hiến Thành.

Hiện trên các đường 23/10, Lê Thánh Tôn, Tô Hiến Thành, Thái Nguyên… TP Nha Trang (Khánh Hòa) nhiều người bày bán mía lộc để phục người dân xem bắn pháo hóa, đón Giao thừa mới mua mía về nhà. Mỗi cây mía được bán với giá từ 30-50 ngàn đồng, một cặp giá 50-90 ngàn đồng (tùy chỗ).

Anh Lâm, ở TP Nha Trang đang bán mía lộc trên góc đường Lê Thánh Tôn và Tô Hiến Thành cho biết, gia đình anh đã hành nghề bán mía đêm Giao thừa từ 10 năm nay. Năm nay, gia đình mua 200 cây mía từ Vũng Tàu về để bán cho người dân lấy lộc đầu năm.

Theo anh Lâm, từ lâu tục mua mía lộc trong đêm Giao thừa và đầu năm đã trở thành một phần không thể thiếu trong không khí đón tết của người dân. Với ý nghĩa, người dân mua mía lộc sẽ mang lại những điều ngọt ngào và may mắn, tốt đẹp cho gia đình. Thông thường, mía lộc phải là cây mía ngay thẳng, các lóng mía đều, đọt lá xanh tươi…

Nha Trang: Tiểu thương xả hàng nhưng hoa cúc vẫn chưa bán hết

Hoa cúc bán tại góc đường Lê Thanh Phương và Yersin.

Hoa cúc bán tại góc đường Lê Thanh Phương và Yersin.

Đến 20h40 phút, hoa cúc được bày bán tại các tuyến đường như Lê Thánh Tôn, Lê Thành Phương, 23/10 vẫn chưa được các tiểu thương bán hết. Trước đó, chiều 30 Tết, các tiểu thương đã đồng loạt xả hàng, giảm 50% giá bán hoa để thu hút người mua. Tuy nhiên, theo các tiểu thương vẫn bán rất chậm. Hiện nay, các tiểu thương tiếp tục giảm giá để mong bán sạch hoa cúc để về nhà kịp đón Giao thừa.

Theo ghi nhận chúng tôi, hiện chậu hoa cúc đường kính 60cm chỉ còn 400 ngàn đồng, giảm hơn nửa so với ban đầu, thậm chí có nơi còn giảm chỉ còn 200-300 ngàn đồng. Cũng theo các tiểu thương, sức mua hoa tết năm nay tại thành phố Nha Trang rất ảm đạm.

Phố đi bộ ẩm thực lần đầu tiên tổ chức tại Nha Trang

z5149076514470_9da096b51b9bd12d9eb77b5ad911496b

Nha Trang lần đầu tiên có phố đi bộ văn hóa ẩm thực.

Hiện phố đi bộ văn hóa ẩm thực tại Công viên Phù Đổng trên bờ biển Nha Trang thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan, thưởng thức món ăn. Tại đây, hiện có 50 gian hàng gồm 30 gian hàng ẩm thực và 20 gian hàng thương mại phục vụ du khách và người dân thưởng thức các món ngon của 3 miền đất nước hội tụ. Ngoài ra, còn có những sản vật lưu niệm rất ý nghĩa cho những người dân và du khách đến Nha Trang du xuân, đón tết.

Đây là lần đầu tiên Nha Trang có phố đi bộ văn hóa ẩm thực này do Hiệp hội văn hóa ẩm thực Khánh Hòa khai trương vào tối 5/2 nhằm ngày 25 tháng Chạp. Được biết, phố đi bộ văn hóa ẩm thực sẽ diễn ra đến hết ngày 19/2 tới.

Nha Trang: Đường phố đông nghịt người dân và du khách chờ đón Giao thừa

Lúc 19 giờ 30 phút, ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, các tuyến đường trung tâm Nha Trang (Khánh Hoà) như Lê Thánh Tôn, Trần Phú, Hùng Vương, Yersin, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thiện Thuật đông nghịt phương tiện giao thông qua lại và người dân, du khách dạo phố, chờ đón Giao thừa.

Tại khu vực Quảng trường 2/4, TP Nha Trang cũng rất nhiều người dân và du khác đã đến xem các chương trình văn nghệ và tìm địa điểm lý tưởng để chờ bắn pháo hoa tầm thấp đón Giao thừa.

Do lượng người và phương tiện qua lại rất nhộn nhịp, đông đúc nên lực lượng Cảnh sát giao thông đã bố trí trên các tuyến đường để điều tiết phương tiện qua lại nhằm bảo an toàn giao thông cũng như tạo không khí vui tươi cho người dân chuẩn bị đón Giao thừa.

TP.HCM: Người dân nô nức xuống phố

Chùm ảnh do PV Báo Nông nghiệp Việt Nam ghi lại tại TP.HCM, nơi người dân nô nức xuống phố chờ đón khoảnh khắc thiêng liêng Giao thừa:

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Tục ăn thịt vịt chiều 30 Tết của người Tày Cao Bằng

thit vit

Tết Nguyên đán là đợt lễ quan trọng và lớn nhất trong năm của dân tộc Tày. Người Tày tại Cao Bằng quan niệm Tết (Kin Chiêng) tập trung trong 4 ngày, từ ngày 30 tháng Chạp năm cũ đến hết mùng 3 tháng Giêng âm lịch của năm mới. Tết bắt đầu bằng bữa cơm "giải xúi" chiều 30 với món chính là thịt vịt. Các gia đình vì thế cũng lấy vịt làm món chính trong bữa cơm chiều 30 Tết.

Bắc Kạn: Ngập tràn không khí tết

z5148889324376_da14abb4acdd7ceebeee3116821b3264

Các cháu thiếu nhi chuẩn bị biểu diễn đêm Giao thừa.

Tại Bắc Kạn, không khí tết đã tràn ngập khắp mọi ngõ ngách, bản làng, đường phố được trang hoàng lộng lẫy. Đêm Giao thừa, tỉnh Bắc Kạn có 3 điểm bắn pháo hoa tại huyện Chợ Đồn, huyện Ba Bể và thành phố Bắc Kạn. Đến chiều tối nay (9/2), mọi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ nhân dân đêm Giao thừa.

Anh Đặng Văn Sơn, thị trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn) cho biết, sau nhiều năm đi làm ăn xa nhà, năm nay về nghỉ tết từ hôm qua, anh thấy quê hương đổi mới từng ngày, đường xá ngày càng đẹp, đi lại thuận lợi, đời sống người dân khấm khá. "Sau bữa cơm tất niên, tôi sẽ đi chơi hàng xóm và chờ xem bắn pháo hoa", anh nói.

Ba ngày trước khi bước sang năm mới Giáp Thìn, tỉnh Bắc Kạn đã hoàn tất việc chăm lo tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách. Theo đó, toàn tỉnh có hơn 18.000 hộ nghèo, tất cả đều có quà tết, hàng chục tấn gạo cũng đã được cấp đến người dân có nguy cơ thiếu đói thời điểm giáp hạt.

Tại khu du lịch hồ Ba Bể, hệ thống nhà nghỉ, các điểm vui chơi đón khách xuyên tết, hầu hết các loại dịch vụ vẫn hoạt động.

Chị Triệu Thị Xuyến, chủ cơ sở lưu trú ở bờ hồ Ba Bể cho biết, thời điểm Tết Nguyên đán, khách nội địa ít nhưng lượng khách quốc tế khá đông. Hầu hết người dân ở đây làm du lịch homestay nên vừa ăn tết vừa phục vụ khách. Du khách quốc tế cũng rất thích đến đây du lịch vào những ngày tết, vừa ngắm cảnh đẹp, vừa khám phá văn hóa của người dân nơi đây.

Hậu Giang: Người dân xúng xính áo dài xuống phố 'check in' đường hoa

Nhập chú thích ảnh

Tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, ngày 30 Tết, tạm gác lại mọi bộn bề của công việc, nhiều gia đình diện những chiếc áo dài sặc sỡ để chụp ảnh lưu lại kỉ niệm tại đường hoa thành phố và chờ đến giờ thưởng thức chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa tầm cao.

Đơn vị được giao quản lý đã bố trí 5 nhân viên túc trực tại đây để chăm sóc, bảo vệ đường hoa trong những ngày bà con du xuân đón tết.

Đường hoa có chiều dài khoảng 800m, đưa vào phục vụ từ ngày 26 tháng Chạp đến mồng 6 Tết, tận dụng lại 60% cơ sở vật chất từ Con đường lúa gạo Việt Nam tại sự kiện Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang trước đó.

Nhập chú thích ảnh

Theo chia sẻ của một số người dân trên địa bàn TP Vị Thanh, Tết Nguyên đán 2024 trên địa bàn nhộn nhịp và rộn ràng hơn so với mọi năm khi đón chào sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh. Theo kế hoạch, tối nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ tổ chức bắn pháo hoa phục vụ người dân vui xuân đón tết tại 6 điểm, với 360 giàn pháo hoa được bắn.

Hà Nội: Tiểu thương, chủ vườn chấp nhận bỏ cây cảnh nếu không bán hết

z5148783248310_317aba4b372d9ea2ed66d8d912e3d8bd

Chiều 30 Tết, tại nhiều chợ hoa và các địa điểm bán cây cảnh, các tiểu thương đồng loạt treo biển hạ giá các loại cây như quất, mai, đào… với giá chỉ từ 200.000 đồng/cây. Thế nhưng vẫn ế ẩm, tồn rất nhiều hàng.

Nhiều tiểu thương chia sẻ, do năm nay thời tiết thất thường nên những người trồng cây cảnh gặp khó khăn trong việc chăm sóc cây. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế khó khăn nên nhiều gia đình, để cho tiết kiệm, đã chấp nhận năm nay chỉ “chơi” cây cảnh Tết nhỏ hơn mọi năm.

Nhiều chủ nhà vườn cũng chia sẻ, đến chiều tối 30 Tết, nếu vẫn còn chưa bán hết cây cảnh, những cây to sẽ được chuyển về vườn để chăm sóc, những cây nhỏ sẽ bỏ đi.

z5148783243807_824e0072e428eaa66cd7239f0f117e65

Tuyên Quang: Nhiều gia đình tất bật chuẩn bị bữa cơm cuối năm

z5148769210499_7afc9b0a33f70c9ca1bbe1f258dd3ae0

Bà con người dân tộc Cao Lan, phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang nướng cơm lam ăn tết.

Tại tỉnh Tuyên Quang, trong khi nhiều gia đình đã tất bật chuẩn bị bữa cơm cuối năm thì vẫn còn một số người bán đào, quất bám trụ trên đường phố mong sớm bán được hàng để về nhà đón Giao thừa.

Anh Đoàn Văn Hiếu, người dân phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang cho biết, gia đình anh sẽ quây quần bên bố mẹ để ăn bữa cơm chiều 30 Tết và sau đó đi xem bắn pháo hoa.

Năm nay tỉnh Tuyên Quang sẽ thực hiện bắn pháo hoa tại 2 điểm là Khu vực đồi Bảo tàng tỉnh và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh thuộc địa bàn thành phố Tuyên Quang.

UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ, làm tốt công tác chuẩn bị, tổ chức bắn pháo hoa đúng thời gian, chương trình, kịch bản và bảo đảm an toàn tuyệt đối. Đồng thời, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ kết hợp với chương trình bắn pháo hoa phục vụ nhân dân đón xuân đêm Giao thừa.

Thanh Hóa: Chiều 30 Tết, chợ hoa bán tháo cắt lỗ

z5148765632014_bf6be4ca3d6da6ca31856e249987b03f

Chiều 30 Tết (9/2), không khí mua bán đào, quất, mai,... tại các khu chợ truyền thống và trên các điểm bán hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều trong tình trạng trầm lắng dù các mặt hàng hoa, cây cảnh treo biển đại hạ giá.

Ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam tại chợ hoa huyện Thọ Xuân, thành phố Thanh Hóa cho thấy, hàng loạt tiểu thương đã treo biển “xả lỗ”, “đồng giá, dù vậy, không khí mua sắm vẫn không mấy khả quan khi lượng người ghé qua vẫn rất thưa thớt.

Đơn cử như quất mini với giá bán từ 100.000 - 200.000 đồng/chậu, nay chỉ còn 50.000 đồng/chậu; quất nhỏ có giá từ 300.000 - 500.000 đồng/chậu, nay chỉ còn 100.000 đồng - 150.000/chậu; quất chum có giá 550.000/cây, nay chỉ còn 250.000 đồng - 300.000 đồng/cây; đào Tết giá dao động từ 250.000 -300.000/cành, giảm 2/3 so với cách đây vài ngày.

Đến 17h chiều 9/2, hầu hết các tiểu thương chấp nhận bán tháo hoa, cây cảnh để cắt lỗ... Nhiều tiểu thương thậm chí chặt cành để mang gốc về trồng lại, phục vụ Tết năm sau.

Thái Nguyên: Sẵn sàng bắn pháo hoa chào năm mới Giáp Thìn

Công tác chuẩn bị đã hoàn tất tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Công tác chuẩn bị đã hoàn tất tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp.

TP. Thái Nguyên sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 2 địa điểm gồm Quảng trường Võ Nguyên Giáp và Nhà văn hóa Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. Hiện nay, công tác chuẩn bị đã hoàn tất và sẵn sàng phục vụ người dân những màn trình diễn pháo hoa đặc sắc vào đêm Giao thừa.

Hà Nội: Người dân tranh thủ mua sắm trước khi siêu thị đóng cửa

z5148743396167_9a91f3ac412224237adab9a3e6c8057b

Ngày 30 Tết, người dân Thủ đô tranh thủ đi sắm Tết ngày cuối, cố gắng đưa về nhà những món đồ còn thiếu để chuẩn bị cho bữa cơm tất niên và mâm cơm Giao thừa.

Tại nhiều siêu thị lớn, các quầy hàng bánh kẹo, hoa quả… đã trống trơn sau những ngày nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.

Ghi nhận ở một siêu thị lớn tại quận Thanh Xuân, những ngày 27, 28 và 29 Tết, sức mua của người dân tăng cao đột biến, người dân tới mua sắm thực phẩm, hàng hóa cho gia đình và làm quà biếu. Siêu thị mở cửa phục vụ người dân đến chiều nay và sẽ đóng cửa nghỉ Tết sau đó.

Khánh Hòa: Sẽ bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại 3 địa phương

z5148737722586_3a61a8d76b4b8029ea04ea4857228853

Quảng trường 2/4 Nha Trang - nơi sẽ diễn ra bắn pháo hoa.

Theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa, tối Giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, tỉnh này sẽ bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại TP Nha Trang, TP. Cam Ranh và huyện Vạn Ninh.

Trong đó, tại TP Nha Trang sẽ bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại Quảng trường 2/4 với thời lượng kéo dài 15 phút để phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa thực hiện.

Được biết, kinh phí thực hiện việc bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa. Theo ghi nhận của chúng tôi, vào chiều 30 Tết, công tác chuẩn bị cho việc tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại TP Nha Trang đã hoàn tất và sẵn sàng.

TP.HCM: Người dân nô nức xuống phố chuẩn bị đón Giao thừa

Nhập chú thích ảnh

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, từ sáng và trưa 9/2 (30 Tết), TP.HCM rộn ràng không khí đón năm mới. Sắc xuân tràn ngập khắp các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố, người dân nô nức chụp ảnh lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp Tết.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ, bến Bạch Đằng, Chợ Bến Thành, Hội trường Thống nhất TP.HCM, Nhà Văn hóa Thanh niên, công viên bờ sông Sài Gòn,... ngập tràn không khí đón năm mới.

Với những cách trang trí sặc sỡ, bắt mắt và màu sắc tươi tắn của hoa lá khiến những địa điểm này có lượng khách đổ về khá đông để cùng hòa mình vào không khí Tết.

Cùng bạn bè du xuân tại công viên bờ sông Sài Gòn, chị Hoa, quận Phú Nhuận cho biết, cứ vào dịp Tết, chị đều cùng gia đình và bạn bè xuống phố vui chơi và chụp ảnh.

"Thành phố mình trang trí Tết rực rỡ khắp nơi, tôi thấy rất đẹp và rất vui. Tôi vừa được nhìn ngắm không khí đón Tết vừa chụp ảnh làm kỷ niệm, mong năm mới có nhiều điều tốt đẹp đến với mọi người" chị Hoa bày tỏ.

Đến 16h30, rất đông người dân, du khách đổ về trung tâm thành phố để vui chơi, đón Giao thừa.

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm