| Hotline: 0983.970.780

Người dân tự nguyện giao nộp hàng chục động vật quý hiếm

Thứ Hai 24/10/2022 , 20:26 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Từ đầu năm đến nay, Hạt kiểm lâm thành phố Huế đã tiếp nhận 49 cá thể động vật hoang dã quý hiếm do 26 cá nhân và 3 tổ chức tự nguyện giao nộp.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm thành phố Huế thả rùa vàng trở lại tự nhiên. Ảnh: CĐ.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm thành phố Huế thả rùa vàng trở lại tự nhiên. Ảnh: CĐ.

Thời gian qua, Hạt Kiểm lâm thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng công an và các đơn vị có liên quan tăng cường nhiều giải pháp cũng như công tác tuyên truyền cho cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ động vật, chim hoang dã, chim di cư.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tiếp nhận 49 cá thể động vật hoang dã do 26 cá nhân và 3 tổ chức tự nguyện giao nộp, bao gồm: 3 cá thể thuộc phụ lục III Cites, 18 cá thể nhóm IB, 25 cá thể nhóm IIB, và 03 cá thể động vật rừng thông thường (so với năm 2021 là 9 cá thể).

Phần lớn các loài động vật hoang dã được giao nộp đều thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp như :Trăn gấm, Tê tê Java, Kỳ đà vân, Vượn đen má trắng, Khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi lợn, rùa Núi vàng, rùa Ba gờ, rùa Núi viền, rùa Hộp trán vàng…

Nhiều em học sinh còn nhỏ tuổi nhưng đã có ý thức cao trong việc chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài động vật hoang dã. Ảnh: CĐ.

Nhiều em học sinh còn nhỏ tuổi nhưng đã có ý thức cao trong việc chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài động vật hoang dã. Ảnh: CĐ.

Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và môi trường sống của từng loài, đơn vị đã phối với hai Vườn quốc gia Bạch Mã, Cúc Phương; khu Bảo tồn Sao La và khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền để thả các cá thể nói trên về đúng với môi trường tự nhiên của chúng.

Trong số những người giao nộp có cả những em học sinh còn nhỏ tuổi nhưng đã có ý thức cao trong việc chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài động vật hoang dã; ngoài lực lượng kiểm lâm thì các lực lượng như công an, cán bộ công chức… cũng tham gia tích cực vào việc vận động người dân giao nộp động vật hoang dã.

Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm thành phố Huế đã phối hợp với cơ quan công an và chính quyền một số địa phương tổ chức 12 đợt truy quét, tháo gỡ, tiêu hủy 1 bẫy gắn loa phát thanh, 50 cò giả, 100 que dính keo; kiểm tra 7 điểm mua bán chim trời, chim cảnh trái pháp luật, thu giữ và thả về môi trường tự nhiên 257 cá thể chim các loại như: Mỏ giác, Cò, Sẻ, Chào mào, Quế lâm ,Hút mật... lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 05 trường hợp với số tiền phạt : 5,500,000đ.

Tháo gỡ cò giả và que bẫy để góp phần bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: CĐ.

Tháo gỡ cò giả và que bẫy để góp phần bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: CĐ.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác với dự án CHAGE, đơn vị đã phối hợp với phường An Đông và Thủy Bằng đặt 2 pano tuyên truyền về bảo vệ động vật và bảo tồn thiên nhiên Ký cam kết online với 155 nhà hàng trên dịa bàn thành phố với nội dung không tàng trữ, mua bán các loài động vật hoang dã tại nhà hàng.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất