| Hotline: 0983.970.780

Người mẹ 90 tuổi và những người con tật nguyền

Thứ Sáu 28/05/2010 , 09:13 (GMT+7)

Đó là hoàn cảnh gia đình bà Vũ Thị Phượng (thôn Tân Yên, xã Phạm Hồng Thái, Đông Triều, Quảng Ninh).

Mẹ con bà Phượng bên ngôi nhà dột nát

Đó là hoàn cảnh gia đình bà Vũ Thị Phượng (thôn Tân Yên, xã Phạm Hồng Thái, Đông Triều, Quảng Ninh).

53 năm trước, gia đình họ gồm hai vợ chồng và 4 người con từ Thủy Nguyên (Hải Phòng) đưa nhau tới Quảng Ninh khai hoang lập nghiệp những mong thoát khỏi đói nghèo, nhưng cái nghèo không những không buông tha mà bất hạnh còn liên tiếp ập xuống gia đình họ. Chồng mất sớm, một mình bà Phượng bám trụ mảnh ruộng nuôi con khôn lớn. Những người con của bà cứ thế lớn lên mà không ai biết ngày sinh tháng đẻ của mình.

Bà Phượng năm nay đã ngoài 90 tuổi, bà ở cùng hai người con tật nguyền và đứa cháu đích tôn. Hiện nay, sức khỏe của bà đã yếu đi rất nhiều, nhưng thương con, thương cháu bà vẫn cố gắng dậy nấu từng bữa cơm. Đôi tay bà run run, kéo lê nồi cơm, mảnh củi trên sân, nhặt từng cọng rau; đến mùa thì lo sân thóc, đường rơm.

Người con gái của bà lấy chồng xa, đã mất nhiều năm nay. Còn cô con gái nhà kế bên, thỉnh thoảng sang giúp bà một vài công việc vặt nhưng thời gian gần đây chị phải nhập viện liên tục vì bị sỏi thận và khối u. Nỗi lo lại nhân lên ẩn sâu trong từng nếp nhăn trên gương mặt bà khi không giúp gì được cho con.

Sau một lần bị lên đậu từ khi chưa được một tuổi, người con cả của bà, chị Đinh Thị Hợi bị liệt tay phải. Mới đây, năm 2009, trong một lần đi chăn bò, chị bị dây bò quấn ngã gãy chân trái. Khi gia đình phát hiện ra và đưa chị đi cấp cứu, bác sĩ yêu cầu phải cắt bỏ chân để không bị ảnh hưởng tới các khớp. Không có tiền điều trị, mọi người đưa chị về bó bột bằng thuốc nam, nhưng vì điều trị không đúng phương pháp nên giờ chị chỉ có thể ngồi một chỗ kéo lê đôi chân tật nguyền và nhìn mọi người làm việc mà đành bất lực. Những khi trái gió trở trời, bị vết đau hành hạ, chị phải cắn răng chịu đựng vì không có thuốc giảm đau, cũng chẳng có ai bên cạnh để chị bấu víu qua cơn đau.

Người con út của bà, cũng là người con trai duy nhất, anh Đinh Khắc Chí bị câm điếc bẩm sinh, nhưng anh sống rất gần gũi và thân tình. Dù là người lạ hay người quen bước vào nhà, anh đều chào họ bằng nụ cười thân thuộc và những cái bắt tay hồ hởi. Tuy đã có 4 đời vợ, nhưng giờ anh vẫn sống cảnh “gà trống nuôi con” vì tất cả họ đều không chịu được nghèo khổ nên đã bỏ đi. Anh làm việc quần quật cả ngày vì sức khỏe là tài sản duy nhất anh có được, những mong có được mùa gặt bội thu, cả gia đình có những bữa cơm no.

Con trai anh, Đinh Khắc Công, lớn lên không được minh mẫn, nhanh nhẹn như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Từ khi 17 tuổi, Công đã gắn bó với bụi lò vôi, những sân gạch,… để kiếm tiền nuôi cả gia đình. Nhưng bất hạnh dường như không buông tha bất kỳ người nào trong gia đình bà Phượng. Sau một lần bị tai nạn, toàn bộ số tiền Công tiết kiệm được sau hơn 10 năm lao động để xây cho bà, cho bố và cô một căn nhà không còn cảnh dột mưa, phải dành trang trải cho viện phí và bó bột chân. Sức khỏe giảm sút đi rất nhiều, thỉnh thoảng Công mới dành được chút thời gian đi làm thêm kiếm tiền nuôi cả nhà vì cũng chẳng có mấy ai thuê Công đi làm nữa. Công cũng rất muốn đi xa làm ăn nhưng “có những lần đi làm xa, đi hôm trước, hôm sau bố gọi về vì nhà không có ai chăn bò, không ai lo những công việc vặt", Công kể.

Vườn rộng nhưng không có vốn đầu tư làm ăn nên cả gia đình chỉ sống dựa vào đồng lương ít ỏi của Công và thu hoạch từ những sào lúa hay một vài cây giống có từ những ngày trước. Ngay cả tài sản lớn nhất của gia đình là chiếc hòm đựng thóc cũng được con cháu mua giúp và vận chuyển qua quãng đường hơn 30km tới. Cả gia đình không được một khoản trợ cấp nào từ chính quyền địa phương. Công cũng nhiều lần mang hồ sơ lên xã để xin chế độ cho các thành viên trong gia đình mình nhưng chưa một lần nào nhận được câu trả lời.

Cánh cổng dựng tạm bằng cành rào xếp chằng chịt mở rộng tiễn bước chúng tôi, để lại phía sau là ánh mắt vừa khắc khổ và ánh lên biết bao hi vọng của bốn con người đang ngày ngày vật lộn với số phận để những mong cánh cửa cuộc đời sẽ hé sáng hơn. Họ rất mong nhận được sự giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm để có thể xây lại căn nhà đã cũ nát, và có điều kiện chữa trị bệnh cho các thành viên trong gia đình cũng như chăm sóc người mẹ già.

Mọi sự giúp đỡ xin quý vị gửi cho bà Phượng theo địa chỉ nêu trên hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng – TP Cần Thơ, ĐT: 07103835431; chúng tôi sẽ chuyển giúp tới quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm