| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi vịt trời bán hoang dã có tiếng ở Cẩm Khê

Thứ Năm 09/11/2017 , 13:10 (GMT+7)

Anh Nguyễn Hải Đăng, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu dân cư Khu 1, xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) được coi là người thành công trong việc phát triển đàn vịt trời ở địa phương.

21-36-50_img_0007
Đàn vịt trời của gia đình anh Đăng

Thời gian tham gia công tác Đoàn tại địa phương vào từ năm 2006 – 2007, Nguyễn Hải Đăng được tiếp xúc với nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi tại nhiều nơi. Bởi thế đã nung nấu ý đồ làm cây gì, con gì độc đáo, sinh lợi cao, dù khó. Đó chính là xuất phát điểm đầu tư vào chăn nuôi vịt trời. Đất vườn không rộng lắm, nhưng lại có ao hồ liền kề, đã giúp Nguyễn Hải Đăng thực hiện được tâm nguyện của mình. Anh mày mò sang Bắc Giang, đến học tập và mua giống của “ông vua vịt trời” xứ này. Và, trang trại của anh bắt đầu hình thành.

Mua vịt mới nở về nuôi. Từ đó vừa nhân giống, vừa nuôi vịt thương phẩm. Sau 1 năm, Nguyễn Hải Đăng đã có đàn vịt trời hơn 1.000 con. Lúc này, anh tự nhân giống. Anh để từ 100 đến 150 con lấy giống. Cứ 1 vịt đực ghép 8 vịt cái. Giống vịt, anh chọn đúng vịt trời chính hiệu. Tức là mua vịt được săn bắt tự nhiên của các thợ săn lão luyện, để làm giống. Với cách nhân giống như vậy, anh Đăng đã tạo cho mình một đàn vịt trời thuần chủng. Đàn vịt trời của anh cứ mỗi ngày một tăng. Mỗi năm có từ 6 đến 7 ngàn con vịt trời thương phẩm. Bán bớt, chỉ giữ từ 3 đến 4 ngàn con, để dễ chăm sóc, tạo đàn vịt trời có chất lượng.

Vịt trời anh nuôi có mẫu mã đẹp. Bình quân trọng lượng chỉ trên 1kg nhưng các nhà hàng rất ưa chuộng, được đánh giá là thơm và ngọt thịt. Bởi thế, khi đủ chuẩn xuất chuồng, lúc nào cũng đắt khách. Khách hàng từ Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội… đánh ô tô đến tận nhà mua. Có lúc hai vợ chồng anh tự đưa sản phẩm đến một số nhà hàng đặc sản quen thuộc ở trong huyện và ở TP Việt Trì…

Cách nuôi vịt trời của Nguyễn Hải Đăng cũng khá độc đáo. Anh cho chúng sống gần với thiên nhiên, tức là gần với môi trường hoang dã. Vịt có chuồng, nhưng không nuôi nhốt mà có đường dẫn xuống ao, hồ. Vịt không bị quây “lưới trời” nên có thể tự do bay lượn, nếu chúng muốn.

Chị Hiệp, vợ anh Đăng cho biết, đột xuất có khi bị hoảng loạn, chúng bay đi rất xa. Nhưng chưa có trường hợp nào bay mất. Ít bữa sau, chúng lại bay về ao, hồ nhà mình. Thức ăn cho vịt cũng đơn giản. Một phần ăn bằng cám, ngô nghiền. Một phần chúng tự kiếm tôm, tép trong ao. Ban ngày thả dưới ao, tối tự tìm về chuồng. Đề phòng dịch bệnh, anh Đăng mày mò, học hỏi và chủ yếu dùng thuốc dân gian, tự chế từ “cây nhà lá vườn”. Đàn vịt của anh cũng được tiêm phòng theo định kỳ, và hiện chưa thấy xuất hiện bệnh gì đáng kể. Cũng có một thực tế, là vịt trời vẫn còn giữ “huyết thống” hoang dã, nên rất khỏe mạnh, chống chịu bệnh tốt hơn vịt nhà. Đó cũng là một lợi thế…

21-36-50_img_0008
Gia đình anh Đăng vừa có cây vừa có con

Cũng như nhiều hộ chăn nuôi gia trại, trang trại ở các địa phương, họ thường né tránh nói về thu nhập. Nhưng xem cung cách ngày một phát triển của trang trại này và nhất là “đầu ra” rất thuận, thì cũng có thể hình dung việc nuôi vịt trời rất có lãi, nên nhân rộng ra nhiều nơi. Đúng là nuôi “vịt trời” mà lãi “dưới đất”…

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Tiền Giang phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sau phát động, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa thành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi Đề án.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.