| Hotline: 0983.970.780

Người Trung Quốc đổ sang Nga làm ăn: Anh nhiều đất, tôi đông dân

Thứ Năm 28/08/2014 , 09:22 (GMT+7)

Không giống như những nơi khác trên thế giới, trừ khu vực kinh tế cận kề Tây Âu, dân Nga tại Viễn đông chào đón đầu tư từ Trung Quốc.

Sự hiện diện của người Trung Quốc tại Nga trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại đến SXNN đã gia tăng trong những năm qua. Sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế Nga ngày càng lớn lên.

Vẫn có ý kiến e ngại

15 năm trước, Li Demin, một thương gia Trung Quốc được đề nghị giúp chuộc một trang trại nuôi lợn đang gặp rắc rối ở thành phố thương mại Ussuriysk ở vùng bờ biển Viễn đông (Nga).

Li, Chủ tịch tập đoàn Dongning, một Cty thương mại tư nhân có trụ sở tại tỉnh Hắc Long Giang gần biên giới Nga - Trung, đồng ý một cách miễn cưỡng với một điều kiện. “Lúc đó tôi đang có nhiều công việc làm ăn và không cảm thấy hứng thú với đề nghị đó bởi vì tôi chẳng biết gì về chuyện nuôi lợn. Do đó tôi nói tôi sẽ chỉ mua trang trại nếu họ giao cho tôi 500 ha”, Li kể với phóng viên Reuters.

Cuối cùng, chính quyền địa phương đồng ý, thậm chí còn cấp cho ông này nhiều hơn số đất ông mong muốn. Hiện nay, diện tích trang trại của Li ở ngoại vi Ussuriysk lên đến 40.000 ha và sẽ còn được mở rộng tiếp. Đây là trang trại lớn nhất vùng Viễn đông và nằm trong số dự án đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp lớn nhất nước Nga. Trang trại nuôi 30.000 con lợn/năm, ngoài ra còn trồng đậu nành, ngô. Sản phẩm được tiêu thụ tại địa phương hoặc xuất về Trung Quốc.

Dường như đây là sự kết hợp hoàn hảo. Vùng Viễn đông của Nga có diện tích bằng 2/3 nước Mỹ nhưng dân số chỉ có 6,3 triệu người. Đất tốt và nhiều phần diện tích chưa được canh tác. Trong khi đó, người láng giềng Trung Quốc với dân số 1,4 tỷ người và rất cần sản phẩm nông nghiệp. Các Cty của nước này đã vươn tới Australia, Nam Phi và thậm chí cả đảo Vanuatu ở Thái Bình Dương để thuê đất trồng trọt.

Không giống như những nơi khác trên thế giới, trừ khu vực kinh tế cận kề Tây Âu, dân Nga tại Viễn đông chào đón đầu tư từ Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2013, các Cty của Trung Quốc đã thuê hoặc kiểm soát ít nhất 600.000 ha đất ở vùng Viễn đông, tương đương diện tích bang Delaware của Mỹ.

“Khi Liên Xô sụp đổ, dân địa phương thực sự không biết phải làm gì, do vậy họ khuyến khích chúng tôi nhận đất với giá thuê rất rẻ”, Li nói.

“Họ trả tiền chúng tôi để phá rừng dọn đất, họ hỗ trợ chúng tôi rất nhiều”, Pavel Maslovsky, đại diện vùng Amur gần biên giới với Trung Quốc ở Thượng viện Nga, thuộc Hội đồng Liên bang, nói khu vực Viễn đông cần đầu tư và sự e ngại người Trung Quốc kéo tới quá đông là “không thích hợp”.

“Sợ nhà đầu tư ngoại cũng giống như bán da gấu khi chưa bắt được con gấu”, ông nói. Nhưng vẫn có những ý kiến e ngại đáng kể từ Matxcơva về sự phụ thuộc Trung Quốc ngày càng tăng ở vùng Viễn đông. Quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện nhiều kể từ cuộc xung đột biên giới năm 1969, nhưng một số căng thẳng vẫn còn.

“Bây giờ có lẽ không cần thiết phải lo ngại người Trung Quốc”, Bobo Lo, một chuyên gia về quan hệ Nga - Mỹ nói. “Đã có những thay đổi, hơn nữa Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh kinh tế và sớm muộn người Trung Quốc sẽ kiểm soát vùng Viễn đông”.

Nỗi sợ Trung Quốc

Sự lo ngại của người Nga về khả năng người Trung Quốc xâm lấn tại vùng thưa dân Viễn đông đã giảm đi kể từ những năm 1990, nhưng trong khi Nga đã cam kết sẽ phục hồi mạnh khu vực này, họ vẫn chưa sẵn sàng cho việc phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chỉ có người Trung Quốc là sẵn sàng đầu tư vào đây.

“Đã có những cảm giác từ người Nga đối với quan hệ song phương rằng người Trung Quốc đang lấn lướt. Điều này khiến họ lo lắng”, Lo nói.

Vùng Viễn đông thu hút được 9,9 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong năm 2011, chỉ chiếm 5% toàn Nga, theo tính toán của chính phủ. Hơn ¾ được đầu tư vào khai thác dầu khí ở vùng Sakhalin, đảo giàu tài nguyên ngoài khơi Viễn đông, phía bắc Nhật Bản. Là một trong những vùng đất đầu tiên của Nga mở cửa với người Trung Quốc từ những năm 1980, Ussuriysk còn được hưởng lợi từ việc ra đời một khu thương mại tự do, thu hút đầu tư của 26 Cty Trung Quốc kể từ năm 2006.

Thành phố có dân số khoảng 150.000 người và vài ngàn thương nhân Trung Quốc buôn bán hàng dệt và đồ điện tử. Không có phố Tàu, không có chỉ dấu cho thấy người Trung Quốc muốn định cư lâu dài.

Nhưng sự chênh lệch dân số giữa hai nước vẫn gây ra lo ngại. Dân số Nga ở vùng Viễn đông nhỏ hơn một thành phố trung bình ở Trung Quốc và chỉ là số ít so với 90 triệu dân của ba tỉnh biên giới của Trung Quốc là Cát Lâm, Hắc Long Giang và Nội Mông.

Li bảo Cty của ông đã cố hết sức để giảm đi những quan ngại của dân địa phương và đảm bảo dân địa phương được tuyển vào làm trong trang trại của ông. Ông nói nông dân Nga chiếm 60% trong số 600 nhân công của trang trại. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ dân số địa phương đang thu hẹp và những người ở lại không sẵn sàng làm nông nghiệp.

“Nếu công nhân Trung Quốc rời vùng Viễn đông, mọi thứ của cả vùng sẽ ngưng trệ. Hãy lấy trang trại nuôi lợn của tôi làm ví dụ: Người Nga không thích chăn lợn và chúng tôi chỉ có thể tìm nhân công người Trung Quốc”, Li nói.

Các thương nhân Trung Quốc nói dân địa phương và quan chức chính phủ hiểu sự cần thiết phải hợp tác, nhưng chính phủ Nga vẫn áp dụng những biện pháp hạn chế cấp thị thực, khiến việc giải quyết chuyện lao động trong khu vực.

“Chúng tôi nghĩ những quy định này không nên áp dụng với vùng Viễn đông. Chúng tôi khó lấy thị thực để đưa thêm nhân sự chất lượng cao, lái xe, thương nhân, những người hiểu biết công việc của chúng tôi và không thể tìm lao động có tay nghề từ dân địa phương. Người Nga muốn phát triển vùng Viễn đông nhưng không thể thực hiện điều ấy nếu không có nhân công Trung Quốc”, Li nói. “Tôi nghĩ người Nga cần hiểu rằng nếu họ không tạo điều kiện cho đầu tư từ Trung Quốc hay Nhật Bản, Hàn Quốc, họ sẽ gặp khó”.

Mặc dù có khó khăn, đầu tư từ Trung Quốc vẫn tìm cách vào Viễn đông. Chính phủ Nga muốn có nhà đầu tư từ nhiều nước nhưng các Cty Nhật Bản và Hàn Quốc có vẻ không hào hứng như người Trung Quốc.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm