| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa:

Nhập thêm 320 con lợn bố mẹ từ Thái Lan

Thứ Bảy 20/06/2020 , 16:06 (GMT+7)

Hiện Thanh Hóa đã có gần 111,5 nghìn lợn giống sinh sản. Dự kiến trong tháng 6/2020 Thanh Hóa nhập trên 7 nghìn con lợn cụ kỵ, ông bà và bố mẹ.

Sáng 20/6, Công ty TNHH Dinh dưỡng Quốc tế Việt Đức đã nhập 320 con lợn giống sinh sản từ Thái Lan.

Theo kế hoạch, trong tháng 6, đơn vị này sẽ nhập về Việt Nam 6,2 nghìn con lợn bố mẹ, trong đó có 50 con lợn đực giống để phục vụ chăn nuôi, nhân giống tại trang trại Ao Trời, thôn Đồng Mưa, xã Xuân Khang, huyện Như Thanh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao công tác phòng chống dịch và tái đàn của Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao công tác phòng chống dịch và tái đàn của Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Đây là trang trại có công suất 3,6 nghìn nái, 6 nghìn lợn thịt nhưng hiện mới chỉ có 2,4 nghìn nái và 6 nghìn lợn thịt.

Có mặt tại buổi đón 320 lợn giống về trang trại Ao Trời, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá cao công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi và công tác tái đàn của Thanh Hóa thời gian qua.

Về đàn lợn do Công ty TNHH Dinh dưỡng Quốc tế Việt Đức vừa mới nhập về, theo Thứ trưởng, qua kiểm tra lâm sàng, các cá thể lợn đều khỏe mạnh. Đàn lợn được thực hiện đầy đủ các thủ tục nhập khẩu lợn giống theo quy định của Luật Thú y. Trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu tái phát, Thứ trưởng lưu ý các địa phương, ngoài việc tái đàn, chăn nuôi an toàn sinh học cần đặc biệt chú ý đến phòng chống dịch bệnh.

Sau hơn 1 năm, Thanh Hóa đã phải tiêu hủy trên 200 nghìn con lợn với tổng trọng lượng gần 14,4 nghìn tấn. Thời điểm thấp nhất Thanh Hóa chỉ còn trên 955 nghìn con (bằng 80% lúc chưa có dịch).

Trước diễn biến dịch tả lợn châu Phi, ngay sau khi hết dịch (13/3), các hoạt động chăn nuôi trở lại bình thường, các doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi đủ điều kiện an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thú y đã tích cực đẩy mạnh tái đàn.

Với việc nhập thêm 320 con lợn bố mẹ từ Thái Lan, Thanh Hóa hiện có gần 111,5 nghìn con lợn giống sinh sản. Tổng đàn lợn của Thanh Hóa hiện đạt trên 96% tổng đàn trước dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Võ Dũng.

Với việc nhập thêm 320 con lợn bố mẹ từ Thái Lan, Thanh Hóa hiện có gần 111,5 nghìn con lợn giống sinh sản. Tổng đàn lợn của Thanh Hóa hiện đạt trên 96% tổng đàn trước dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Võ Dũng.

Đến nay, Thanh Hóa đã có tổng đàn lợn 1.147.388 con (trên 96% tổng đàn lợn trước dịch). Trong đó đàn lợn cụ kỵ, ông bà là 2.350 con; đàn lợn bố mẹ là 111.462 con.

Dự kiến, trong tháng 6/2020 Thanh Hóa nhập trên 7 nghìn con lợn cụ kỵ, bố mẹ. Trong đó, Công ty Việt Đức nhập 5.880 con lợn bố mẹ từ Thái Lan về huyện Như Thanh; Công ty Newhope nhập 1.198 con từ Canada về huyện Thạch Thành....

Trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 3,6 nghìn cơ sở chăn nuôi thực hiện tái đàn; gần 2,4 nghìn cơ sở chăn nuôi lợn đã chuyển đổi sang chăn nuôi vật nuôi khác.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, từ đầu năm 2020 đến nay, tại Thanh Hóa có 8 doanh nghiệp đầu tư trang trại chăn nuôi lợn tại Thanh Hóa với tổng quy mô 56.600 con; trong đó 50.000 con lợn thịt, 6.600 nái.

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 8 dự án chăn nuôi của các doanh nghiệp, tổng mức đầu tư là 911,16 tỷ đồng với quy mô đàn 244.700 con.

Dự kiến quý III/2020 đàn lợn của tỉnh sẽ tăng thêm 100.000 con do các doanh nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ đi vào hoạt động và các trang trại tăng đàn để đáp ứng nhu cầu lợn thịt xuất bán vào quý IV/2020. 

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.