| Hotline: 0983.970.780

Nhen nhóm cơ hội việc làm tại Hàn Quốc

Thứ Hai 03/10/2011 , 10:29 (GMT+7)

Phía Bộ Lao động Việc làm Hàn Quốc cho biết, họ sẽ cân nhắc tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho lao động Việt Nam...

Xuất khẩu lao động sẽ giúp lao động có thu nhập cao hơn khi làm công việc chân tay như thế này

Thông tin tình trạng lao động bỏ trốn đang gia tăng trong thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình hợp tác lao động giữa Việt Nam - Hàn Quốc. Kỳ kiểm tra tiếng Hàn dành cho lao động Việt Nam dự kiến tổ chức vào ngày 7/8 vừa qua đã bị tạm dừng. Động thái này khiến hàng chục vạn gia đình có con em đang lao động tại Hàn Quốc hay những người đang chuẩn bị sang làm việc tại Hàn Quốc rất lo lắng...

Trao đổi với phóng viên chiều qua (2/10), đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết: Phía Bộ Lao động Việc làm Hàn Quốc cho biết, họ sẽ cân nhắc tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho lao động Việt Nam khi số lượng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc giảm đáng kể. Phía Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam phải đưa ra một đề án với các giải pháp, lộ trình và kế hoạch hoạt động cụ thể để giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn xuống 50% so với hiện nay.

Vì vậy, Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam đã chỉ đạo các địa phương và phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động Việc làm Hàn Quốc để đưa ra các giải pháp cụ thể và phía Hàn Quốc cũng cam kết sẽ tổ chức lại kỳ thi tiếng Hàn ngay khi tình hình được cải thiện.

Bên cạnh đó, đối với số lao động đã đạt yêu cầu trong các kỳ kiểm tra tiếng Hàn năm 2010, đã có hồ sơ chuyển lên mạng và thời hạn hồ sơ vẫn còn hiệu lực thì vẫn được các chủ sử dụng Hàn Quốc lựa chọn để sang làm việc tại thị trường này.

Hiện nay hàng tuần vẫn có các chuyến bay đưa lao động ta sang Hàn Quốc làm việc và nhiều lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn vẫn đang tham gia khóa học giáo dục định hướng trước khi đi và làm các thủ tục xuất cảnh theo Chương trình EPS. Đây là chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài và có hiệu lực từ tháng 8/2004. Việt Nam là 1 trong 15 nước đã được Bộ Lao động Việc làm Hàn Quốc áp dụng, triển khai chương trình này.

Song, tin vui nhất mà đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho hay là, hiện ngành lao động đã ký xong với Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc về việc được phép đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này trong thời gian gần nhất. Theo đó, có 7 doanh nghiệp lĩnh vực đánh bắt cá đã được tuyển chọn, có trách nhiệm tuyển dụng lao động đủ tiêu chuẩn để đi sang Hàn Quốc. Theo thỏa thuận, những lao động này sẽ không phải vượt qua kỳ thi sát hạch của phía bạn. “Cũng vì dễ như thế, lại không bị mất tiền đặt cọc nên chính các doanh nghiệp này sẽ tuyển chọn lao động cực kỳ gắt gao” - đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước nói.

Cũng trong câu chuyện với đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, vị này cho biết, mới đây khi kiểm tra một số địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động, chính họ vỡ lẽ rằng: một trong những nguyên nhân khiến cho lao động Việt Nam bỏ trốn bởi họ muốn nhanh trả nợ số tiền đã đóng để được đi, tới 14.000-15.000 USD. Và hiện số lao động VN đang bỏ trốn cũng lên tới hơn 17.000 người…

Liên quan đến những lao động Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc, ông Đào Công Hải – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, lãnh đạo Bộ LĐ- TB- XH phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án ngăn ngừa tình trạng cư trú bất hợp pháp và chuyển đổi nơi làm việc vì lý do không chính đáng của người lao động làm việc tại Hàn Quốc.

Đề án đã đưa ra một số giải pháp, như: thay đổi cách thức tuyển chọn lao động trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp; phối hợp với chính quyền địa phương và gia đình động viên người lao động về nước; xử phạt nặng các trường hợp cư trú bất hợp pháp; áp dụng biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc từ các xã/phường có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao; áp dụng hình thức đặt cọc hoặc bảo lãnh để chống bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp…

Ngoài ra, sẽ thực hiện các chương trình hỗ trợ người lao động về nước như kết nối việc làm cho người lao động đã hoàn thành hợp đồng về nước với các chủ sử dụng lao động đặc biệt là các công ty Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam; phối hợp tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho người lao động sau khi về nước.

Phó Cục trưởng Đào Công Hải cũng nói thêm, với những quy định mới của Chính phủ Hàn Quốc, lao động bỏ trốn ra ngoài sẽ không thể tìm được việc làm có thu nhập hấp dẫn như trước mà ngược lại họ rất dễ gặp rủi ro, thu nhập không đảm bảo và việc làm không ổn định. Bên cạnh đó, bản thân họ nhận thức được rằng việc bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp đồng nghĩa với việc lấy đi cơ hội sang Hàn Quốc làm việc của nhiều lao động Việt Nam khác.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.