| Hotline: 0983.970.780

Nhiều cam kết hỗ trợ Việt Nam tại Hội nghị thường niên của Tổ chức Thú y thế giới

Thứ Sáu 05/06/2015 , 18:14 (GMT+7)

Tham dự Hội nghị, đoàn Việt Nam có Lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật có liên quan của Cục Thú y và Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Từ ngày 24 – 29/5/2015, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 83 tại thủ đô Paris, Pháp. 


Đoàn công tác Việt Nam chụp ảnh cùng với ông Bernard Vallat, Tổng giám đốc OIE đương nhiệm.

Hội nghị đã diễn ra với hàng loạt chủ đề quan trọng như: (1) Bầu Tổng giám đốc OIE, Hội đồng các nước thành viên OIE, Hội đồng các các Châu lục, các Ủy ban khoa học và các Nhóm công tác quan trọng của OIE. Bà Monique Eloit, quốc tịch Pháp, hiện là Phó Tổng giám đốc OIE đã được bầu làm Tổng giám đốc OIE nhiệm kỳ 5 năm bắt đầu từ ngày 01/01/2016; (2) Phân tích tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; công tác chẩn đoán xét nghiệm; giám sát dịch bệnh; vệ sinh thú y an toàn dịch bệnh; kế hoạch chiến lược về thú y lần thứ 6 của OIE; (3) Thông qua các quy định, tiêu chuẩn về phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán xét nghiệm, giám sát dịch bệnh; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; nhân đạo động vật; vệ sinh thú y; an toàn thực phẩm; thuốc thú y; thương mại quốc tế đối với động vật, sản phẩm động vật và thủy sản; năng lực và chất lượng công tác thú y và công bố trên trang web của OIE (http://www.oie.int).

Đoàn công tác của Việt Nam đã tiếp xúc với Tổng Giám đốc cùng đại diện các Ủy ban của OIE, Trưởng Đại diện của OIE tại Châu Á Thái Bình Dương và Trưởng Đại diện OIE tại Bangkok đề nghị OIE sớm triển khai các nội dung hỗ trợ Việt Nam như đã thống nhất tại buổi làm việc với Thứ trưởng Vũ Văn Tám vào ngày 21/02/2015 tại thành phố Hồ Chí Minh. 

Tổng Giám đốc OIE đã cam kết: (1) Sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tương lai; (2) Giao cho các Ủy ban sớm triển khai các hoạt động hỗ trợ Việt Nam như đã thống nhất; (3) Trước mắt cử đoàn chuyên gia sang Việt Nam để phối hợp đánh giá hệ thống thú y của Việt Nam để có sơ sở hỗ trợ hiệu quả hơn; (4) Đề nghị Văn phòng Đại diện của OIE tại Bangkok chủ động hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật để Việt Nam xây dựng thành công “Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 – 2020”.

Ngoài ra, Đoàn công tác của Việt Nam đã có các buổi họp và làm việc song phương với các nước, vùng lãnh thổ (gồm có: Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Liên bang Nga, Nhật Bản, Brazil và Australia) để trao đổi về xúc tiến thương mại, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản từ Việt Nam sang các nước.

Cụ thể đề nghị các nước: (1) Cung cấp các quy định, các quy trình kỹ thuật và yêu cầu có liên quan đến thú y để phía Việt Nam có cơ sở phổ biến, hướng dẫn thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; ngược lại đề nghị các nước phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp của nước mình thực hiện đầy đủ các yêu cầu, các quy định của Việt Nam nếu có nhu cầu xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, thủy sản và sản phẩm thủy sản vào Việt Nam; (2) chủ động phối hợp, hỗ trợ thúc đẩy thương mại theo đúng các quy định của quốc tế, của các nước và phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất.

Kết quả: (1) Các đối tác thương mại gồm Hồng Kông, Malaysia hứa sẽ sớm xem xét để trứng vịt muối được xuất khẩu trở lại trong thời gian sớm nhất hoặc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng thị trường xuất khẩu trứng và thịt lợn sữa; (2) Brazil cam kết thực hiện đúng các quy định của quốc tế để thủy sản, sản phẩm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang nước này; (3) Liên bang Nga sẽ sớm nghiên cứu báo cáo khắc phục của Việt Nam để cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thịt lợn, thủy sản, sản phầm thủy sản vào thị trường nước này; (4) Các nước đề nghị có thỏa thuận chính thức về thú y nhằm có sự thống nhất giữa cơ quan thú y của các nước và Cục Thú y Việt Nam để có sơ sở thực hiện, hỗ trợ tối đa cho việc xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản; (5) Thống nhất cử đầu mối trao đổi, thảo luận với cơ quan thú y có thẩm quyền của các nước để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy mạnh và mở rộng thị trường xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật (bao gồm cả động vật trên cạn và thủy sản) từ Việt Nam sang các nước bằng các hình thức qua thư tín, đàm thoại, hoặc thành lập các đoàn công tác sang đàm phán trực tiếp với cơ quan thú y có thẩm quyền của các nước.

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hợp tác xã chi tiền mua bảo hiểm cho lực lượng thủy nông viên

Dự báo nắng nóng gay gắt còn kéo dài, trong khi nước tích trữ trong các hồ chứa ngày càng suy giảm, Bình Định đang áp dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm nước tưới…

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.