| Hotline: 0983.970.780

Nhiều địa phương lơ là, giấu dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Tư 25/09/2019 , 10:25 (GMT+7)

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang chuyển biến rất phức tạp, nhất là ở các huyện có tổng đàn lớn, mật độ chăn nuôi cao. Điều đáng nói, công tác quản lý tại nhiều địa phương chưa thật tốt.

Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đang có diễn biến khó lường.

Sau hơn 6 tháng (từ 12/3 đến 22/9), DTLCP đã xuất hiện tại 8.013 hộ thuộc 18 huyện với tổng số lợn tiêu hủy là 36.637. Đến thời điểm này có 157 ổ dịch chưa qua 30 ngày.

DTLCP trên địa bàn Nghệ An đang có chiều hướng tăng nhanh. Giai đoạn đầu bệnh chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng kể từ ngày 22/dịch bệnh bắt đầu lây lan nhanh và xảy ra trên phạm vi rộng. Đặc biệt là giai đoạn cuối tháng 8, đầu tháng, thời điểm sau cơn bão số 4 DTLCP bùng phát với tốc độ chóng mặt.

Nóng nhất, gian nan nhất là các huyện có tổng đàn lớn, mật độ chăn nuôi cao như Yên Thành, Diễn Châu, Kỳ Sơn, Quỳnh Lưu hay Đô Lương. Dẫn đầu về “tiêu chí” này là các xã Diễn Thắng (573 con), Diễn Liên (517 con), Diễn Nguyên (331 con), Minh Sơn (321 con), Hưng Tây (598 con), Quang Phong (381 con), Văn Thành (533 con), Vĩnh Thành (332 con), Liên Thành (269 con)...

Số lượng lợn dịch bị tiêu hủy tăng nhanh.

Mặc dù Tỉnh ủy, UBND các cấp, Ban chỉ đạo phòng chống dịch, các Sở ban ngành đã vào cuộc quyết liệt, thành lập nhiều đoàn công tác để kiểm tra, hướng đẫn và đôn đốc. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh không cho thấy dấu hiệu khả quan, một phần nguy nhân xuất phát từ việc thiếu trách nhiệm của chính quyền sở tại.

Chi cục Chăn nuôi - Thú y Nghệ An nhận định, thời gian chống dịch kéo dài khiến một số địa phương tỏ ra chủ quan, lơ là, thiếu quyết liệt. Nhiều vùng chưa áp dụng triệt để các giải pháp chống dịch theo QĐ 812/QĐ-UBND ngày 19/3/2019 của UBND tỉnh. Công tác chốt chặn nhìn chung chưa nghiêm, vẫn để xảy ra tình trạng vận chuyển lợn ra vào vùng dịch nhưng không tiến hành tiêu độc khử trùng đầy đủ, thậm chị một số nơi có hiện tượng bỏ chốt kiểm soát.

Quá trình giám sát, nắm bắt thông tin chưa kịp thời, một số nơi báo cáo chậm. Nguy hại nhất là tình trạng dấu dịch đã manh nha xuất hiện, điển hình là các Diễn Mỹ, Diễn Hồng, Diễn Nguyên (Diễn Châu); Nhân Thành, Phúc Thành, Phú Thành, Khánh Thành (Yên Thành)...

Chưa dừng lại ở đó, nhìn chung việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn tại vùng dịch chưa kiểm soát triệt để. Dù đã được phổ biến sát sao nhưng người dân vẫn tự ý giết mổ khi chưa có mẫu xét nghiệm, hoặc giết mổ tại các điểm không đảm bảo vệ sinh thú y, sau đó lại bày bán sản phẩm tràn làn không qua kiểm soát.

Nhiều hộ chăn nuôi khánh kiệt.

Chưa dùng lại ở đó, hiện công tác phòng chống DTLCP tại Nghệ An còn tồn tại vô vàn vấn đề bất cập khác, bao gồm quá trình xử lý tiêu hủy (phương tiện vận chuyển lợn, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh), tiêu độc khử trùng; bán chạy lợn chết, không tiến hành khai báo; bán chạy lợn con khi lợn mẹ có dấu hiệu bị bệnh; vứt xác lợn ra môi trường làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường...

“Hiện đàn lợn trong nông hộ, gia trại đã sắp hết thời gian miễn dịch chủ động với một số bệnh như Tụ huyết trùng hay Dịch tả lợn cổ điển, do đó rất dễ nhiễm bệnh ghép. Mặt khác, một số cán bộ thú y cơ sở khi tiến hành điều trị lợn ốm, đến lúc thấy không khả quan mới thực hiện lấy mẫu gửi xét nghiệm, điều này làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh”, ông Ngô Đức Quỳnh, Phó Chi cục trưởng Chăn nuôi - Thú y cho biết thêm.

Trong thời gian tới, ngành chăn nuôi Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, Sở NN- PTNT, đặc biệt là bám sát theo tinh thần Quyết định số 812/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về việc “Ban hành Kịch bản ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP” cũng như hướng dẫn số 1591/HD-SNN.QLKTKHCN về “một số biện pháp quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP”...

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm