| Hotline: 0983.970.780

Nhiều giải pháp phát triển ngành thủy sản

Thứ Tư 12/06/2013 , 09:25 (GMT+7)

Mặc dù dịch bệnh trên tôm nuôi liên tục xảy ra gây thiệt hại lớn, thế nhưng ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Trong những năm qua, dịch bệnh trên tôm nuôi liên tục xảy ra gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân ở Bạc Liêu nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung. Thế nhưng ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Trong năm 2012, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt hơn 259.000 tấn, đạt 101,70% so với kế hoạch (trong đó tôm trên 92.000). Riêng về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản diện tích canh tác 126.132 ha, diện tích thả giống 129.268 ha, diện tích cho thu hoạch 122.198 ha, đạt 95,91% kế hoạch và 99,23% cùng kỳ. Sản lượng đạt cao với con số đầy ấn tượng trên 159.000 tấn (trong đó tôm 76.757 tấn, cá và thủy sản khác 83.093 tấn).

Ngành nông nghiệp địa phương này cho biết, diện tích xuống giống tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh (TC&BTC) trong năm chiếm 16.961 ha, diện tích cho thu hoạch 10.014 ha, (đạt 86,20% kế hoạch và 112,94% ), sản lượng 33.276 tấn. Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm 692 ha, sản lượng 340 tấn, tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp 80.261 ha, sản lượng tôm 31.798 tấn…


Phấn đấu thúc đẩy ngành thủy sản ngày một phát triển

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như: Chi phí SX tôm giống tăng cao, lượng tôm không rõ nguồn gốc nhập vào địa bàn tỉnh khá nhiều, khó kiểm dịch, không kiểm soát được chất lượng; các CSSX giống chưa tự giác chấp hành khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán; thời tiết diễn biến phức tạp. Đặc biệt, giá các loại vật tư đầu vào tăng trong khi giá tôm thương phẩm giảm mạnh (giá tôm trong năm nay giảm từ 50.000 - 100.000 đ/kg so với năm trước).

Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết, kế hoạch phát triển nông nghiệp năm 2013, trong đó tổng diện tích canh tác thủy sản 126.520 ha (đạt 100,31% cùng kỳ). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cho thu hoạch 126.520 ha, đạt 103,54% cùng kỳ. Sản lượng thủy sản 163.400 tấn, đạt 102,22%; trong đó sản lượng tôm 85.900 tấn, đạt 111,91%; sản lượng cá và thủy sản khác 77.500 tấn, đạt 93,27%. Phát triển được diện tích tôm thâm canh, bán thâm canh là 12.000 ha (trong đó thẻ chân trắng 1.000 ha).

Thời gian tới ngành chức năng sẽ siết chặt vấn đề về quản lý giống và xét nghiệm bệnh thủy sản. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giống thủy sản, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, chất lượng giống thủy sản nhập từ tỉnh ngoài vào địa bàn tỉnh và giống được SX trong tỉnh. Kiểm tra điều kiện SXKD của các cơ sở giống theo các quy định của Nhà nước.

"Trong lĩnh vực nông thôn, tập trung xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường nông thôn. Triển khai quán triệt, phổ biến kế hoạch hoạt động năm 2013 và huy động mọi nguồn lực của toàn ngành để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao cho Sở NN-PTNT năm 2013'", ông Dương Ngọc Lân.

Thực hiện quản lý chất lượng đàn thủy sản bố, mẹ tại các cơ sở cho đẻ nhân tạo. Theo dõi chặt chẽ việc xử lý nước thải, tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh tại các cơ sở SXKD giống thủy sản. Ngoài ra còn tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho vùng nuôi tôm công nghiêp, bán công nghiệp bảo đảm các điều kiện nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thử nghiệm các đối tượng nuôi mới và các mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả để chuyển giao vào thực tế SX.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp Bạc Liêu khẳng định sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với tái cơ cấu ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đẩy mạnh thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần đảm bảo nền KT-XH của tỉnh phát triển bền vững, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015).

Trao đổi với NNVN, ông Lương Ngọc Lân, GĐ Sở NN-PTNT Bạc Liêu, cho biết ngoài việc thúc đẩy ngành thủy sản phát triển một cách ổn định và bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh còn phấn đấu đạt được những mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Trong đó, vấn đề đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm và ATVSTP trên địa bàn tỉnh và nguyên liệu cho chế biến, XK nông sản và thủy sản… được xác định là những vấn đề trọng tâm.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 3] Phát triển trang trại, gia trại

Bắc Kạn Chăn nuôi ở Bắc Kạn chuyển dần từ nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, gia trại, huy động doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.