| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mặt hàng bình ổn tăng giá

Thứ Năm 07/10/2010 , 11:07 (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 9 đã tăng đến 1,31%, cao nhất từ đầu năm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 9 đã tăng đến 1,31%, cao nhất từ đầu năm. Do đó, hạn chế lạm phát, bình ổn giá và đảm bảo cân đối cung cầu trong nước là yêu cầu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong cuộc họp trực tuyến sáng qua (6/10) giữa Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

TP Hà Nội đã dành 350 tỷ đồng bình ổn giá 9 mặt hàng từ 1/7/2010. 13 DN tham gia chương trình đều khẳng định sẽ giảm giá tối thiểu 10% nếu thị trường có biến động về giá cũng như sẽ công khai niêm yết giá bán và đảm bảo bán theo đúng giá các mặt hàng bình ổn.

Tuy nhiên, tại cuộc họp trực tuyến sáng qua, ông Nguyễn Văn Đồng, PGĐ Sở Công thương Hà Nội cho hay: “Lượng hàng dự trữ của các DN là hơn 3.600 tấn gạo, 556 tấn thịt gia súc, 204 tấn thịt gia cầm,1.461 tấn rau củ quả… chưa thấm vào đâu so với nhu cầu của người dân, nhất là trong dịp Đại lễ. Do đó, chính các mặt hàng cần bình ổn giá lại tăng giá, vì nhu cầu quá cao”.

Cũng theo ông Đồng, Sở Công thương đã phối hợp với Sở Tài chính yêu cầu các đơn vị tham gia bình ổn giá tổ chức dự trữ tốt nguồn hàng về số lượng, chủng loại mẫu mã, giá cả... theo đúng quy định, đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, càng về cuối năm, giá cả mặt hàng sẽ càng có xu hướng tăng cao. Thêm vào đó, Hà Nội tổ chức Đại lễ 1.000 năm nên lượng khách đến Thủ đô du lịch, mua sắm hàng hóa tăng gấp nhiều lần. Do vậy, việc kiểm soát các điểm bình ổn giá không tốt là nguyên nhân đẩy giá hàng hóa, thực phẩm tăng cao.

+ Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Việc mưa lũ lớn đang hoành hành ở miền Trung sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung một số hàng hóa trong nhóm hàng thiết yếu. Hơn nữa, việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ khi điều kiện cho phép sẽ tác động đến giá cả thị trường. Vì vậy, trước mắt, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Công thương, yêu cầu các địa phương, DN tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại.

Bộ Công thương dự báo, từ nay đến cuối năm, do những lo ngại về việc lạm phát thường tăng vào dịp cuối năm và thiên tai cũng khiến giá cả một số mặt hàng sẽ nhích lên, tuy nhiên sẽ không có đột biến về giá. Theo Tổ điều hành thị trường trong nước, trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm, giá cả thị trường tiếp tục xu hướng ổn định hoặc dao động ở mức thấp, qua diễn biến CPI tháng 7 chỉ tăng 0,06%, cao nhất là tháng 9 ở mức 1,31%, đưa chỉ số CPI 9 tháng đầu năm so với tháng 12/2009 tăng 6,46%.

Tuy nhiên, vấn đề bình ổn giá vẫn không thể xem nhẹ. Ông Nguyễn Lộc An, Trưởng phòng Tổng hợp (Vụ Chính sách thị trường trong nước), cho biết: Nhìn vào diễn biến của các mặt hàng trong nước thì có thể thấy rõ, mặt hàng lương thực do nguồn cung tăng mạnh, trong khi cầu giảm, nên giá gạo XK đang tiếp tục giảm nhẹ; trong khi giá thực phẩm lại có xu hướng tăng nhẹ do dịch bệnh trên vật nuôi giảm dần.

Một số mặt hàng có diễn biến phức tạp như sữa trong nước luôn đứng ở mức cao. Mặt hàng đường trắng có xu hướng tăng do tác động của đồng USD giảm giá. Mặt hàng thép, phân bón… cũng tiềm ẩn những biến động khó lường. Theo dự báo, chỉ số CPI tháng 10 có khả năng sẽ tăng khoảng dưới 1%.

Lạm phát sẽ trong tầm kiểm soát

Bộ Công thương nhận định, từ nay đến cuối năm, CPI nhiều khả năng sẽ đạt mục tiêu đề ra, cả năm không vượt quá 8% (bình quân các tháng còn lại CPI sẽ không tăng quá 0,5%/tháng, kể cả những tháng giáp Tết). Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, có một số tín hiệu lo ngại về nhu cầu hàng hoá thế giới chưa thể hồi phục nhanh trở lại sau khi Chính phủ một số nước dự kiến sẽ giảm bớt hoặc rút lại các gói kích thích kinh tế. Việc Trung Quốc cho phép đồng nội tệ lên giá trên thị trường tự do, sẽ có tác động trực tiếp đến giá nhiều loại hàng hóa, vật liệu Việt Nam hiện đang phải NK từ nước này.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.