| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mô hình khuyến nông Hậu Giang đạt hiệu quả

Thứ Hai 26/12/2016 , 09:27 (GMT+7)

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang cho biết, năm qua trung tâm đã xây dựng và chuyển giao nhiều mô hình khuyến nông đạt hiệu quả cao cho nông dân các địa phương thực hiện.

Cụ thể, dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính”, quy mô 60ha với 71 hộ nông dân TX Long Mỹ tham gia.

11-44-40_1-du-n-ci-to-vuon-tp-trong-cy-co-mui-mng-li-thu-nhp-co-cho-b-con-nong-dn-hu-ging
Dự án cải tạo vườn tạp trồng cây có múi mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân Hậu Giang
 

Đây là năm thứ 3 mô hình được thực hiện, vụ ĐX 2015 - 2016, năng suất đạt trung bình 8,5 tấn/ha, nông dân đạt lợi nhuận cao. Dự án nuôi cá tra thâm canh VietGAP, 3,4ha, có 4 hộ tham gia ở huyện Phụng Hiệp. Các hộ nuôi đã được cấp chứng nhận cá tra VietGAP.

Các mô hình trình diễn theo đề án 1.000 (đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh) đều đạt 100% kế hoạch như: Cải tạo vườn tạp trồng thâm canh cây có múi triển khai diện tích 6ha, trồng bưởi da xanh và cam xành tại huyện Long Mỹ, Châu Thành A và TX. Long Mỹ; Chăn nuôi heo thịt, gà thịt trên nền đệm lót sinh học; Trồng xen canh rẫy dây trên líp mía nâng cao thu nhập cho nông dân...

Các dự án Khuyến nông đặc thù như: Sản xuất mía áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới; Trồng mãng cầu xiêm chống chịu với điều kiện hạn, mặn; Xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước trên cây có múi; Cải tạo vườn quýt đường theo hướng an toàn, chất lượng; Trồng dưa hấu, thâm canh cây màu an toàn thực phẩm; Nuôi thâm canh lươn đồng trong bể sử dụng thức ăn công nghiệp; Nuôi cá thát lát ghép với cá sặc rằn sử dụng thức ăn công nghiệp. Nông dân tham gia các mô hình đầu được tập huấn kỹ thuật, cấp cây, con giống...

11-44-40_2-chn-nuoi-heo-tren-dem-lot-sinh-hoc-giup-bo-ve-moi-truong
Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học giúp bảo vệ môi trường
 

Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với các công ty, doanh nghiệp triển khai các dự án ngoài ngân sách như: Phối hợp với Cty CP Giống cây trồng miền Nam thực hiện dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1, Dự án sản xuất lúa giống cấp xác nhận (hưởng ứng chương trình giảm giống của Bộ NN-PTNT); Phối hợp với Cty Hà Lan thực hiện dự án Đa dạng sinh thái trong vườn chanh không hạt an toàn thực phẩm; Phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền thực hiện “Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”; Dự án trình diễn thử nghiệm giống lúa TBR45 do Cty CP Giống cây trồng Thái Bình cung cấp...

Dự án Xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi triển khai hiệu quả, được nông dân hưởng ứng, với 132 hộ tham gia. Dự án khí sinh học đã có quyết định triển khai giai đoạn mới và thành lập Văn phòng dự án Khí sinh học tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020.

Xem thêm
Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi

Tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi, nhất là quy định mật độ chăn nuôi vùng để phù hợp với thực tế chăn nuôi tại các địa phương.

Công bố lưu hành thương mại vacxin dịch tả lợn Châu Phi Dacovac - ASF2

BẮC NINH Dacovac - ASF2 là sản phẩm vacxin dịch tả lợn Châu Phi thứ 3 tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp phép lưu hành thương mại.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

ĐBSCL Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Sơn La khai thác tiềm năng hơn 1 triệu tín chỉ carbon từ rừng

Sơn La Với hơn 671.000 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 47,6%, Sơn La có tiềm năng đạt khoảng gần 1,2 triệu tín chỉ carbon từ rừng hằng năm.