| Hotline: 0983.970.780

Nhìn lại 10 năm xây dựng nông thôn mới ở Duy Xuyên

Thứ Tư 02/12/2020 , 08:42 (GMT+7)

Những thành tích đạt được qua 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) là sự nỗ lực không ngừng của người dân và chính quyền địa phương.

Đến thời điểm này, toàn huyện Duy Xuyên đã có 9/11 huyện đạt chuẩn NTM. 2 xã còn lại là Duy Tân và Duy Thu cũng đang tiến hành chạy nước rút để đến hết năm nay sẽ được công nhận đạt chuẩn. Huyện Duy Xuyên phấn đấu đến cuối năm 2020 trở thành huyện NTM và toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

Cơ sở hạ tầng huyện Duy Xuyên ngày càng được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hơn. Ảnh: L.K.

Cơ sở hạ tầng huyện Duy Xuyên ngày càng được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hơn. Ảnh: L.K.

Đại diện UBND huyện Duy Xuyên cho biết, những năm qua, trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, huyện đã tập trung chỉ đạo công tác phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; phát triển đề án sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, các địa phương trong huyện cũng đã vào cuộc rất quyết liệt.

Nhờ vậy, đến hiện nay, toàn huyện Duy Xuên đã có rất nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng toàn dịch bệnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại, mang lại kinh tế ổn định cho người dân. Trải qua 10 năm (2010 đến 2019), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đã giảm đến 19,9%, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 41,6 triệu đồng/người/năm (tăng 24,1 triệu đồng/người so với năm 2010).

Đời sống của người dân từng ngày thay đổi theo hướng tích cực kéo theo bộ mặt nông thôn càng khởi sắc. Cơ sở hạ tầng hàng năm được đầu tư và nâng cấp đồng bộ; lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường được chú trọng, hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố…

Dưới sự tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, người dân trong huyện đã ý thức được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM. Nhiều mô hình hay, hiệu quả của các cá nhân được phát triển và không ngừng nhân rộng. Tất cả cùng với sự đầu tư xây dựng của địa phương để làm nên sự bứt phá của huyện Duy Xuyên như bây giờ.

Ông Trần Huy Tường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Duy Xuyên cho rằng, đối với Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM ở huyện thì bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng để phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, thì địa phương cũng hết sức chú trọng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững, hiệu quả trong quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Được biết,đến nay, toàn huyện Duy Xuyên đã triển khai được 22 Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm gồm 7 dự án khôi phục nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, 3 dự án trồng sen, 4 dự án sản xuất lúa, nếp giống, 4 dự án trồng cây ăn quả, 2 dự án rau sạch và thu hút hơn 12 Cty ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với 8 Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn.

Ông Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, từ những kết quả mà huyện đã đạt được trong 10 năm vừa qua, trong thời gian tiếp theo và gần đây nhất là giai đoạn 2021 - 2025, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng các xã đạt chuẩn NTM, đảm bảo tính bền vững.

Đối với các thôn ở các xã đạt chuẩn sẽ hướng đến xây dựng thành các khu dân cư nông thôn kiểu mẫu có kinh tế phát triển; hạ tầng Kinh tế - Xã hội theo hướng hiện đại, phù hợp; môi trường sinh thái trong lành; bản sắc văn hoá làng quê được giữ gìn và phát huy; an ninh trật tự đảm bảo. ; phấn đấu trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ có 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã NTM kiểu mẫu, 50% số thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các ban ngành trong huyện cùng với địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Những phong trào này sẽ là nền tảng có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM”, ông Cảnh nói.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tinh hoa làng nghề và đặc sản 30 tỉnh thành hội tụ TP.HCM

500 sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá tại TP.HCM.