| Hotline: 0983.970.780

"Nhốt" cưa xăng, giảm 80% số vụ phá rừng

Thứ Năm 21/03/2013 , 15:24 (GMT+7)

Khi tìm hiểu về những khó khăn, bất cập trong việc quản lý cưa xăng ở Bắc Kạn và Hà Giang, đến đâu cũng nhận được thông tin "chúng tôi đi học hỏi kinh nghiệm ở tận tỉnh Hòa Bình".

Khi tìm hiểu về những khó khăn, bất cập trong việc quản lý cưa xăng (cưa lốc) ở Bắc Kạn và Hà Giang, đến đâu cũng nhận được thông tin "chúng tôi đi học hỏi kinh nghiệm ở tận tỉnh Hòa Bình".

>> Hà Giang cũng ''bó tay'' với cưa lốc
>> Rừng nghiến tan hoang vì cưa lốc


Cưa xăng của người dân được "nhốt" tại UBND xã Cun Pheo

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, cán bộ Hạt kiểm lâm Mai Châu là người có nhiều năm nghiên cứu cách áp dụng quy chế quản lý cưa xăng bộc bạch tâm trạng về những ngày đầu suy nghĩ cách đối phó với cưa xăng: “Rừng tự nhiên còn gỗ quý hiếm lại ở gần dân cư, gỗ cứng kiểu gì nhưng nếu gặp cưa xăng thì chỉ loáng một cái đã đổ, những chiếc cưa xăng phá rừng nhanh như vậy, lại giá rẻ sẽ là phương tiện chủ lực tiếp tay cho lâm tặc phá rừng. Nếu chúng ta không quản lý, thu giữ cưa như thu súng thì kiểm lâm sẽ rất vất vả".

Với những câu hỏi đặt ra trong suy nghĩ cũng như tại các cuộc họp như vậy, anh đã cùng đồng nghiệp quyết tâm tham mưu cho Hạt kiểm lâm huyện Mai Châu (Hòa Bình), để rồi đề xuất với HĐND, UBND huyện Mai Châu để có được một quy chế quản lý cưa xăng.

Cấp ủy, chính quyền huyện Mai Châu cũng rất quan tâm đến việc quản lý loại cưa này nên việc ban hành quy chế quản lý cưa xăng nhanh chóng được triển khai đến từng hộ dân.


Bản cam kết không sử dụng cưa phá rừng trái phép và đơn xin dùng cưa vào mục đích chính đáng.

Quy chế được ban hành đầu năm 2009 và thực thi đầu tiên ở các hộ dân của xã Cun Pheo (Mai Châu). Do có giải thích cụ thể, nên rất nhiều hộ dân đã hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của quy chế, họ đã tự nguyện giao nộp những chiếc cưa xăng cho UBND xã quản lý. Để đáp lại mong muốn của bà con là sợ mất cưa khi ký gửi, UBND xã Cun Pheo đã dành riêng một phòng làm việc tại trụ sở ủy ban xã, làm nơi “nhốt” những chiếc cưa đó, đồng thời cắt cử người trông coi riêng và chịu trách nhiệm nếu như cưa bị mất.

Tuy nhiên, cưa là tài sản của người dân, họ cần lúc nào là làm đơn và có xác nhận của Trưởng thôn rồi lên xã lấy cưa về dùng. Do đó, ngày nghỉ thì ủy ban xã cũng phải cử người trực nếu dân có đến mượn cưa đi cắt gỗ hợp pháp và đã có xác nhận của trưởng thôn về mục đích dùng cưa, vị trí dùng cưa, thời gian dùng cưa, số người dùng cưa...  

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, cán bộ Hạt kiểm lâm Mai Châu: Nếu chúng ta không quản lý, thu giữ cưa như thu súng thì kiểm lâm sẽ rất vất vả.

Nói về kết quả sau mấy năm thực hiện quy chế quản lý cưa xăng, ông Hà Văn Thoan, Chủ tịch xã Cun Pheo vui vẻ cho biết: “Cun Pheo chỉ có mấy chục chiếc cưa xăng, chúng tôi suy tính mãi, cuối cùng lấy ý kiến của một số bô lão các thôn, mọi người đều ủng hộ cách làm quyết liệt để bảo vệ rừng, đa phần ủng hộ cách "nhốt" tất cả cưa vào kho ủy ban xã, nhờ vậy rừng tự nhiên tại xã này đã được bảo vệ tốt hơn, số vụ phá rừng đã giảm hẳn rồi".

Tuy nhiên, do chưa quen kiểu "hành chính" này, ban đầu các gia đình dùng cưa nghiêm túc cũng bị bức xúc vì họ cho rằng, cái cưa đó là của mình mua chỉ để cắt củi, sao lại phải đi "xin" mới được dùng, vì sao kiểm lâm không lên rừng bắt hết bọn lâm tặc để những người ngay không bị chung cám cảnh "nhốt" cưa.

Rồi ngay cả những cán bộ chuyên quản cưa xăng cũng rất nản, vì ngày nghỉ có khi cũng phải đến mở kho xuất cưa. Không chỉ mất việc của người cho mượn, ngay cả việc có hộ đem cưa về dùng không đúng thời gian, cũng làm bức xúc cả người quản lý.

Theo tìm hiểu thì các xã: Pà Cò, Hang Kia, Piềng Vế của huyện Mai Châu, thì việc quản lý cưa xăng gặp muôn vàn khó khăn, có thôn ở xa trung tâm xã, nếu giữ cưa xăng của dân tại ủy ban xã, đồng nghĩa với việc gây khó khăn cho dân. Cho nên có xã vẫn cho các chủ cưa xăng tự quản lý tài sản tại nhà, nhưng phải ký vào bản cam kết. Đến khi cán bộ đến kiểm tra mà cưa không có tại nhà, tự ý đem vào rừng tự nhiên là vi phạm pháp luật.

Phân vân về cách quản lý cưa làm sao có lý có tình và để không hiểu sai dẫn đến tiêu cực, ông Sùng A Màng, chủ tịch xã Pà Cò tâm sự: "Pà Cò có 8 xóm đều thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò. Với 2.558 nhân khẩu, hầu hết là đồng bào Mông. Khi có quy chế quản lý cưa xăng, xã đã cùng Kiểm lâm thống kê được 60 chiếc rồi yêu cầu các chủ gia đình có cưa phải ký cam kết không dùng nó để khai thác rừng tự nhiên. Xã Pà Cò không yêu cầu dân đem cưa lên xã, vì đó là tài sản của người dân, nhà họ quá xa ủy ban xã, nên chúng tôi chỉ cần bắt họ ký cam kết không dùng cưa phá rừng là yên tâm rồi. Từ hồi bắt buộc mọi người ký cam kết, số vụ phá rừng đã giảm trên 80%. Chúng tôi sẽ quyết tâm làm mạnh như việc quản lý súng săn, thì rất khó dùng cưa để phá rừng".

Theo đánh giá của Kiểm lâm huyện Mai Châu, từ khi có quy chế quản lý cưa xăng, các vụ phá rừng tự nhiên đã giảm trên 80%. Còn theo một số hộ dân cửa rừng lại có mong muốn nhà nước có thêm cơ chế khuyến khích và đảm bảo an toàn cho người dân tố giác các hành vi dùng cưa xăng phá rừng tự nhiên, thì chắc chắn số vụ phá rừng sẽ ngày càng giảm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm