| Hotline: 0983.970.780

3 năm thực hiện Luật Trồng trọt

Những câu hỏi còn 'treo lơ lửng' dành cho các viện nghiên cứu

Thứ Tư 21/12/2022 , 06:53 (GMT+7)

Nhiều câu hỏi lớn vẫn đang 'treo lơ lửng' dành cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất kinh doanh giống rau, hoa khi Luật Trồng trọt được triển khai toàn diện từ 1/1/2023.

Ba câu hỏi lớn của Viện Nghiên cứu Rau quả

PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết: Sau 3 năm thực hiện Luật Trồng trọt (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020), với nhóm cây rau, hoa, do đây không phải là cây trồng chính nên chưa có thay đổi lớn.

Tuy nhiên, theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 94) thì từ ngày 1/1/2023, dự báo sẽ có nhiều biến động vì có những điểm vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Nếu đơn vị nào đứng ra công nhận thì có phải tiến hành khảo nghiệm bắt buộc không?

Việc công nhận lại đối với các giống hoa, rau màu đang là điều mà cả các viện nghiên cứu và doanh nghiệp vẫn chưa rõ.

Bài liên quan

Thứ nhất, về vấn đề tự công bố lưu hành giống: Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều loại giống rau, hoa nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có nhiều giống nổi tiếng lưu hành trên toàn thế giới, nếu chiếu theo quy định mới là giống phải "có chủ" và phải tiến hành tự công bố lưu hành lại, câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người đứng ra làm việc này? Nếu đơn vị nào đứng ra tự công bố thì có phải tiến hành khảo nghiệm bắt buộc không?

Việc các giống rau, hoa nhập khẩu đã được cả thế giới công nhận, buôn bán rộng rãi trên thị trường rồi thì có nhất thiết phải tiến hành khảo nghiệm lại không, hay để người sản xuất họ sẽ tự đánh giá, chọn lựa?

Mặt khác, có 2 hoặc nhiều đơn vị cùng nhập khẩu một giống rau hoặc hoa, thông thường, đơn vị nào có nhu cầu kinh doanh thì sẽ tự công bố các đặc tính của giống đó để công nhận lưu hành, nhưng chiếu theo quy định mới thì người công nhận lưu hành trước sẽ được xác định là chủ thể của giống đó, vậy sẽ xảy ra trường hợp đơn vị công bố sau phải đến xin phép, được sự đồng ý của đơn vị tự công bố lưu hành trước hoặc tên đăng ký, đặc tính giống công bố không được trùng với tên, đặc tính giống mà đơn vị trước đã đăng ký tự công bố lưu hành thì mới được phép sản xuất, kinh doanh. Đây là điều rất vô lý và thiết nghĩ không nên quy định như vậy.

Chúng ta thay vì thắt chặt thì nên có cơ chế thoáng hơn đối với những giống nhập khẩu, có thể cho phép giống nhập khẩu không cần tiến hành khảo nghiệm bắt buộc và nhiều đơn vị cùng được công bố tiêu chuẩn chất lượng có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Bởi, mỗi đơn vị có quan điểm khác nhau về giống khi kinh doanh trên thị trường.

Thị trường nhóm giống rau, hoa màu hiện nay có tới hàng nghìn giống,

Thị trường nhóm giống rau, hoa màu hiện nay có tới hàng nghìn giống, nếu quy định tất cả phải tiến hành công nhận lại thì xử lý ra sao?

Bài liên quan

Thứ hai, đối với những giống đang phổ biến trong nước, hiện tại, có tới hàng nghìn giống rau, hoa khác nhau, thậm chí 1 loại cây trồng có tới cả trăm giống như cây hoa trà có trà cung đình, trà lựu, trà thâm, trà đỏ…, bởi vậy nếu theo quy định thì tất cả các giống này phải tiến hành tự công bố lưu hành, vậy ai sẽ là người đứng ra làm việc này?

Theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt, những giống này giao cho Sở NN-PTNT các tỉnh thu thập, công bố lưu hành chung. Điều này chắc chắn sẽ không làm được, bởi lẽ không có Sở NN-PTNT nào có đủ thời gian, nhân lực, kinh phí để tiến hành tổng hợp các giống để tự công bố. Nếu Sở NN-PTNT không làm kịp thì người sản xuất, kinh doanh sẽ làm thế nào, hay phải ngồi đợi?

Mặt khác, tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của từng đơn vị, mỗi đơn vị công bố tiêu chuẩn khác nhau đối với giống rau, hoa đó. Ví dụ, cùng 1 cây hoa trà có đơn vị cây cao 10cm đã bán vì khách thích trồng trong chậu, có đơn vị thì công bố tiêu chuẩn là cây 50cm mới bán vì để trồng trên đất… Tuy nhiên, nếu để Sở NN-PTNT đứng ra công nhận thì phải áp dụng chung một tiêu chuẩn, điều này là bất hợp lý và sẽ gây vô vàn khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống.

IMG_20201105_163900

Các viện nghiên cứu như đang rối như tơ vò vì những quy định khi triển khai Luật Trồng trọt.

Bài liên quan

Thứ ba, đối với một viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Rau quả, có khi phải mất từ 8 - 10 năm mới tạo ra được 1 giống, sau đó tự công bố lưu hành. Tuy nhiên, khi công bố lưu hành xong Viện sẽ triển khai dự án khuyến nông, hoặc cần giống đó để chuyển giao cho người sản xuất.

Theo quy định, khi triển khai mô hình thì Viện phải mua giống của doanh nghiệp cung cấp cho người dân chứ không tự được cung cấp giống. Vấn đề đặt ra là, Viện là cơ quan nghiên cứu nhà nước, sử dụng ngân sách nhà nước để tạo ra giống, nhưng giống đó có được phép nhượng quyền sản xuất giống cho doanh nghiệp không, vì đây là tài sản nhà nước, nếu Viện nhượng quyền thì có vi phạm vào Luật Sở hữu trí tuệ không?

Trong trường hợp Luật Sở hữu trí tuệ có sự điều chỉnh, việc này được thông qua thì vấn đề khác đặt ra là Viện là tác giả giống, nhượng quyền cho doanh nghiệp, sau đó lại phải đi mua giống của chính doanh nghiệp đó, vậy nghĩa là hai đơn vị "thông thầu" với nhau? Và điều này có vi phạm vào Luật Cạnh tranh không? Nhưng nếu không nhượng quyền thì không làm công tác chuyển giao được, trong khi Viện có đủ năng lực sản xuất nhưng theo quy định Viện sẽ không được trúng thầu hàng hóa do Viện là đơn vị mời thầu.

Những băn khoăn từ Viện Nghiên cứu Ngô

Theo TS Vương Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô, xoay quanh vấn đề quy định về xuất nhập khẩu giống cây trồng và bảo tồn nguồn gen theo Điều 12, Điều 28 của Luật Trồng trọt hiện chưa có hướng dẫn và làm rõ vấn đề.

Hiện nay, sản xuất giống ngô lai trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, đất đai, thiếu lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của các địa phương… Do đó, theo thống kê, trong nhiều tháng qua, giống ngô lai Việt Nam không có đủ số lượng để cung cấp cho thị trường vì không sản xuất được.

DSCF1395

Viện Nghiên cứu ngô băn khoăn vì chưa có hướng dẫn rõ khi đưa giống gốc ra nước ngoài sản xuất. 

Bài liên quan

Câu chuyện đặt ra là các đơn vị sản xuất kinh doanh giống ngô lai ở Việt Nam rất có thể phải thực hiện việc sản xuất giống ngô lai này ở các nước lân cận có điều kiện sản xuất tốt hơn ở nước ta.

Vậy, việc đưa giống bố mẹ, giống gốc sang nước ngoài để sản xuất hạt giống (đơn vị đưa sang vẫn quản lý bảo quản giống gốc và thu mua toàn bộ hạt giống) và mang về Việt Nam tiêu thụ, phục vụ sản xuất thì có được gọi là xuất khẩu giống cây trồng, xuất khẩu vật liệu không?

Về tiêu chuẩn khảo nghiệm giống trước khi công bố lưu hành, thực tế hiện nay các giống ngô rất đa dạng như ngô lấy hạt, ngô sinh khối, ngô rau… Vậy nên chăng chỉ quy định việc khảo nghiệm bắt buộc (do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Quốc gia khảo nghiệm theo Tiêu chuẩn Việt Nam) đối với giống ngô tẻ lấy hạt. Các giống như ngô nếp, ngô rau… vốn không quan trọng về năng suất mà đề cao yếu tốt chất lượng thì không nên đưa vào danh sách cây trồng chính hoặc cho phép tự công bố chất lượng thì sẽ hợp lý hơn.

Về Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 13381-1:2021) đối với cây ngô, TS Vương Huy Minh cho rằng có một số điểm nên điều chỉnh. Cụ thể, điều kiện về khảo nghiệm diện rộng quá lớn, với yêu cầu 1 giống ngô tại 1 điểm khảo nghiệm phải tiến hành trên diện tích 3.000m2, trong khi phải tiến hành khảo nghiệm tại 15 điểm trên phạm vi cả nước trong 2 vụ, đây sẽ là điểm gây khó khăn cho tác giả.

Bởi, giống mới ở giai đoạn triển vọng mà tác giả phải sản xuất ra một lượng giống lớn để đáp ứng khảo nghiệm sẽ rất tốn kém chi phí, nếu không có sự hỗ trợ của các dự án khoa học của nhà nước thì việc tác giả bỏ tiền tự có ra để khảo nghiệm, công bố 1 giống chắc chắn sẽ khó khăn.

Qu

Theo TS Vương Huy Minh, quy định diện tích khảo nghiệm, số điểm khảo nghiệm sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị nghiên cứu giống ngô.

Một nội dung khác về Tiêu chuẩn kỹ thuật, theo quy định, giống khảo nghiệm phải có năng suất vượt đối chứng có ý nghĩa tại tối thiểu 50% số điểm trong khảo nghiệm (ví dụ, khảo nghiệm tại 15 điểm phải có 8 điểm đạt), các điểm khác còn lại không thấp hơn đối chứng, quy định này sẽ rất khó đạt được.

Đối với khảo nghiệm diện rộng, năng suất hạt trung bình tại các điểm khảo nghiệm cao hơn đối chứng ít nhất 10%, quy định này giống với tiêu chuẩn cũ nhưng có phần chặt hơn, vì giống khảo nghiệm phải đạt tối thiểu 50% số điểm trong vụ khảo nghiệm có năng suất cao hơn đối chứng có ý nghĩa thống kê là rất khó. 

TS Vương Huy Minh.

Xem thêm
Khẳng định vị thế trung tâm chăn nuôi vùng Việt Bắc

Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vị thế thứ 2 của khu vực trung du miền núi phía Bắc về phát triển chăn nuôi với nhiều chính sách và bước đi đúng đắn.

Phấn đấu đạt tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng trên 70%

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Từ 25/11, các địa phương trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ giám sát dịch bệnh thông qua việc lấy mẫu để kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đợt 2/2024.

Chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, kháng bệnh xoăn vàng lá

Qua quá trình chọn tạo, một số giống cho năng suất vượt 70 tấn/ha, phù hợp với đồng đất phía Bắc và chống chịu cao với virus xoắn vàng lá.