| Hotline: 0983.970.780

3 năm thực hiện Luật Trồng trọt

Lật lại góp ý TCVN về cây công nghiệp, cây ăn quả chính

Thứ Ba 20/12/2022 , 07:05 (GMT+7)

Tháng 1/2022, Viện Khoa học Nông nghiệp đã có văn bản gửi Cục Trồng trọt nêu ý kiến về dự thảo TCVN, QCVN cho cây công nghiệp, cây ăn quả là cây trồng chính.

Tháng 12/2021, Cục Trồng trọt có văn bản gửi Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) về việc hoàn thiện hồ sơ dự thảo các Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) cho cây công nghiệp, cây ăn quả là cây trồng chính (sau đây gọi là Dự thảo).

Tháng 1/2022, VAAS đã có văn bản gửi Cục Trồng trọt báo cáo, làm rõ một số điểm về Dự thảo để Cục Trồng trọt xem xét, quyết định. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin nêu lại một số điểm chính mà VAAS đã đưa ra tại văn bản gửi Cục Trồng trọt về vấn đề này.

Việc quy định chi tiết về kỹ thuật trong các TCVN sẽ không khả thi khi áp dụng, làm mất tính sáng tạo trong quá trình thực hiện

Việc quy định chi tiết về kỹ thuật trong các TCVN sẽ không khả thi khi áp dụng, làm mất tính sáng tạo trong quá trình thực hiện.

Định mức giới hạn về giá trị canh tác, giá trị sử dụng (VCU)

Bài liên quan

Về yêu cầu xác định mức giới hạn cụ thể cho tất cả các chỉ tiêu trong Tiêu chuẩn về Giá trị canh tác, giá trị sử dụng (VCU), Ban soạn thảo Dự thảo của VAAS cho rằng, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm và công bố các thông tin cơ bản về một giống mới khi đăng ký công nhận lưu hành là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu yêu cầu giống cây trồng mới phải đạt một mức giới hạn quy định đối với tất cả các chỉ tiêu khảo nghiệm là không cần thiết và không thực tiễn do nhu cầu của xã hội về chất lượng nông sản (được sản xuất từ giống cây trồng mới) rất đa dạng.

Do đó trong quá trình xây dựng Dự thảo, Ban soạn thảo của VAAS đã nghiên cứu chắt lọc, rà soát cẩn trọng, kỹ lưỡng các chỉ tiêu cần được khảo nghiệm và những chỉ tiêu cần quy định mức giới hạn mà giống cây trồng phải đạt khi công nhận lưu hành. Trên cơ sở đó, Dự thảo đã chia các chỉ tiêu khảo nghiệm VCỤ thành 3 nhóm:

+ Nhóm chỉ tiêu yêu cầu mức giới hạn: Là nhóm tiêu chí bắt buộc phải đạt khi công nhận lưu hành giống cây trồng. Nhóm này gồm các chỉ tiêu được cho rằng tất cả xã hội cũng mong muốn và khoa học công nghệ trong chọn, tạo giống cần hướng đến.

+ Nhóm chỉ tiêu không yêu cầu mức giới hạn nhưng cần khảo nghiệm để công bố, minh bạch thông tin khi công nhận lưu hành giống cây trồng.

+ Nhóm chỉ tiêu tự nguyện khảo nghiệm: Gồm các chỉ tiêu về đặc tính chống chịu với điều kiện bất thuận (hạn, ngập úng, mặn, phèn). Đây là các chỉ tiêu không bắt buộc mọi giống mới phải hướng tới đặc tính này nhưng cần quy định phương pháp khảo nghiệm để tổ chức khảo nghiệm thống nhất áp dụng khi tổ chức, cá nhân yêu cầu.

4c40c12b2b7ed7208e6f

Quy định quá chi tiết về kỹ thuật trong TCVN có thể cản trở việc phát triển và bảo vệ các bí quyết công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Trường hợp các TCVN và QCVN là văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng để phục vụ thực thi Luật Trồng trọt, Ban soạn thảo của VAAS cho rằng không thể đưa ra những quy định quá chi tiết mang tính hướng dẫn kỹ thuật hay quy trình kỹ thuật. Đặc biệt khi một hoạt động có thể thực hiện theo nhiều giải pháp công nghệ hoặc có thể thay đổi khi có công nghệ mới (ví dụ quy định kích thước túi bầu; loại vật liệu làm giá thể; kích thước nhà lưới; kích thước cây giống khi xuất bản...) thì không thể đưa ra một quy định bắt buộc.

Việc quy định chi tiết về kỹ thuật trong các TCVN sẽ không khả thi khi áp dụng, làm mất tính sáng tạo trong quá trình thực hiện và thậm chí cản trở việc phát triển và bảo vệ các bí quyết công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Về việc sử dụng giống đối chứng trong khảo nghiệm

Bài liên quan

Sử dụng hay không sử dụng giống đối chứng trong khảo nghiệm VCU là nội dung đã được Ban soạn thảo của VAAS nghiên cứu, thảo luận rất kỹ và đã đưa ra các phương án khác nhau trong mỗi lần dự thảo. Tại bản Dự thảo gửi Cục Trồng trọt để xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, Ban soạn thảo của VAAS vẫn đưa quy định sử dụng giống đối chứng trong khảo nghiệm.

Tuy nhiên trong quá trình tiếp thu, đã có nhiều ý kiến phân tích sâu sắc về phạm vi sử dụng của giống đối chứng, trong đó đặc biệt là các ý kiến của Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị bỏ giống đối chứng ra khỏi Dự thảo vì các lý do sau:

DSC_9522

Không chỉ đối với cây lương thực, vấn đề giống đối chứng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều với quy định hiện hành.

Bài liên quan

- Khi đã đưa ra yêu cầu một giống cây trồng phải đạt mức giới hạn về một số chỉ tiêu giá trị canh tác, giá trị sử dụng thì bất cứ giống nào đạt yêu cầu đó đều đủ điều kiện công nhận lưu hành, không nhất thiết phải so với một giống khác.

- Quy định về việc sử dụng đối chứng như là một tiêu chí để công nhận lưu hành giống cây trồng đã không được nêu tại Khoản 1, Điều 15 của Luật Trồng trọt. Như vậy, nếu quy định phải có thêm giống đối chứng trong TCVN sẽ làm phát sinh thêm điều kiện công nhận giống, trái với quy định tại Điều 15 của Luật Trồng trọt.

- Đối với cây ăn quả dài ngày, việc sử dụng giống đối chứng có thể dẫn đến quá trình khảo nghiệm kéo dài nhiều năm, vừa mất thời gian không cần thiết, vừa làm mất tính thời sự của các giống mới cần công nhận.

(Các ý kiến trên của Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng và Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10. TCVNTC/F16, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng).

Ngoài các ý kiến trên, Ban soạn thảo của VAAS cũng đã cân nhắc đến các ý kiến khác nêu tại các hội thảo lấy ý kiến và quá trình thu thập thông tin từ các tổ chức, cá nhân. Cụ thể, cần kết luận về mức độ đáp ứng điều kiện công nhận lưu hành giống cây trồng trong các trường hợp: Giống đạt mức giới hạn chất lượng theo quy định tại TCVN nhưng lại thấp hơn mức chất lượng của giống đối chứng; giống đạt mức chất lượng cao hơn giống đối chứng nhưng lại thấp hơn quy định tại TCVN.

Đối với cây ăn quả dài ngày, việc sử dụng giống đối chứng có thể dẫn đến quá trình khảo nghiệm kéo dài nhiều năm

Đối với cây ăn quả dài ngày, việc sử dụng giống đối chứng có thể dẫn đến quá trình khảo nghiệm kéo dài nhiều năm.

Bài liên quan

- Theo quy định tại Khoản 4, Điều 19 của Luật Trồng trọt: "Vườn cây của giống cây trồng lâu năm do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành thiết lập phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc gia về phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng được sử dụng để đánh giá các chi tiêu cần thiết".

Nếu yêu cầu thêm quy định về giống đối chứng, sẽ gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân khi vận dụng quy định này vì để thiết lập vườn cây phục vụ khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân phải thiết lập cả giống khảo nghiệm và giống đối chứng, trong khi giống đối chứng do tổ chức khảo nghiệm lựa chọn, có thể là giống khác (không trùng với giống do tổ chức, cá nhân lựa chọn).

- Việc sử dụng giống của tổ chức, cá nhân khác làm đối chứng (khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý) và công bố giống khảo nghiệm tốt hơn giống đối chứng vô tình đã quảng cáo cho giống mới. Điều này có thể vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại Khoản 10, Điều 8 của Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 (Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác).

Về phân vùng khảo nghiệm

Ban soạn thảo của VAAS cho rằng, việc phân vùng khảo nghiệm giống dựa trên các vùng sinh thái (thực chất là các vùng địa lý kinh tế) là không phù hợp vì việc phân chia đó không phản ánh đúng bản chất sự khác biệt về các yếu tố sinh thái (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng, thổ nhưỡng...) giữa các vùng.

Empty

Cà phê là một trong những cây công nghiệp chính vẫn đang rất vướng trong khâu công nhận giống theo Luật Trồng trọt.

Bài liên quan

Trong một vùng, thậm chí trong 1 tỉnh (ví dụ như Sơn La) đã có sự biến động rất đa dạng về điều kiện sinh thái giữa các tiểu vùng, trong khi đó nhiều vùng lớn lại có các tiểu vùng nhỏ có sự giống nhau về điều kiện sinh thái (Mộc Châu có điều kiện tương tự Lâm Đồng). Có lẽ vì lý do này mà Luật Trồng trọt đã không quy định phân 7 vùng công nhận lưu hành giống cây trồng, theo đó việc phân vùng sẽ được xác định cụ thể cho từng đối tượng cây trồng phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây tại các TCVN về khảo nghiệm giống cây trồng (gắn với công nhận giống cây trồng theo vùng).

Qua rà soát, Ban soạn thảo đã nghiên cứu, cân nhắc và sử dụng yếu tố nhiệt độ tối thấp trung bình của tháng lạnh nhất trong năm làm căn cứ phân vùng khảo nghiệm vì đây là yếu tố sinh thái có tác động rõ rệt nhất đến cả 3 đối tượng là cây cam, bưởi, chuối. Thực tế cho thấy, cả 3 đối tượng cây trồng này đều có thể trồng ở tất cả các địa phương trong cả nước. Có thể có rất nhiều yếu tố sinh thái đặc thù của các vùng có tác động đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của 3 đối trên, nhưng do sự biến động phức tạp về thời tiết, khí hậu, đất đai... giữa các vùng, Ban soạn thảo cho rằng chỉ nên chọn yếu tố nhiệt độ tối thấp làm cơ sở phân vùng vì đây là yếu tố có tác động tiêu cực nhất đến sinh trưởng và phát triển của cây như cây bị chết hoặc không có khả năng ra hoa, đậu quả...

c.jpg093603

Việc đưa chuối vào diện công nhận và khai thác cây đầu dòng là điều không thể.

Với cách tiếp cận đó, Ban soạn thảo của VAAS đã tính toán cụ thể số liệu nhiệt độ tối thấp trung bình nhiều năm của các vùng điển hình ở Việt Nam, từ đó đề xuất phân 3 vùng khảo nghiệm tương ứng với 3 mức nhiệt độ tối thấp trung bình của tháng lạnh nhất trong năm. Quy định này vừa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, vừa đảm bảo khả thi và tiết kiệm chi phí trong quá trình khảo nghiệm công nhận giống cam, bưởi và chuối mới.

Về TCVN cây đầu dòng với cây chuối, Ban soạn thảo của VAAS cho rằng, chuối không phải là cây trồng lâu năm mà là cây hằng năm lưu gốc. Chất lượng cây chuối con đẻ ra từ cây mẹ không thể đồng nhất với cây chuối mẹ (trong cùng điều kiện chăm sóc), vì vậy người trồng chuối thường phải tái canh vườn chuối sau 2 - 3 vụ trồng.

Việc bình tuyển cây chuối mẹ làm cây đầu dòng sẽ không có ý nghĩa vì khi khai thác vật liệu nhân giống sẽ phải khai thác từ cây chuối con. Tại hội thảo xin ý kiến rộng rãi, nhiều địa phương đều cho rằng không thể công nhận vì không thể quản lý việc khai thác sử dụng cây chuối đầu dòng, bởi ngay sau khi bình tuyển, công nhận, cây chuối mẹ đã chết, chỉ còn lại cây chuối con.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.