| Hotline: 0983.970.780

Những ‘dị nhân’ bỏ phố vào rừng sống: Bài 1 - Săn bắt, hái lượm, không biết ngày tháng

Thứ Hai 20/05/2019 , 13:10 (GMT+7)

Hầu hết những người chọn cách từ bỏ cuộc sống thành thị để vào rừng hay lên núi ở đều có một khởi đầu khó khăn nhưng sau đó “phải lòng” thiên nhiên hoang dã.

Khi Miriam Lancewood và người bạn đời bắt đầu cuộc sống một mình trong rừng sâu ở New Zealand, họ nói với gia đình rằng sẽ trở về sau một năm.

1135401849
Miriam Lancewood, cô gái New Zealand chọn cuộc sống xa rời đô thị, gắn bó với thiên nhiên. Ảnh: ABC News.

Tuy nhiên, cặp đôi trở nên yêu thích và gắn bó với cuộc sống du mục, xa rời phồn hoa đô thị. Để sinh tồn, họ phải hoàn toàn dựa vào tự nhiên, hái lượm, săn bắt qua ngày. Tình yêu của họ đối với cuộc sống tự do nơi rừng thẳm lớn đến nỗi họ vẫn chưa có ý định rời xa nó dù hơn một thập kỷ đã trôi qua, theo ABC News.

“Mọi người vẫn coi sống ở nơi hoang dã là đáng sợ nhưng tôi coi thiên nhiên là nhà mình và tôi cảm thấy vô cùng thoải mái”, Miriam viết trong cuốn hồi ký với tựa đề “Người phụ nữ hoang dã”.

Miriam cho hay cuộc sống của cô tự do đến nỗi khái niệm thời gian dường như biến mất. “Chúng tôi ngủ khi cảm thấy mệt, thường là vào lúc Mặt trời khuất bóng. Khi con chim đầu tiên cất tiếng hót cũng là lúc chúng tôi thức giấc”, Miriam nói. “Chúng tôi ăn khi thấy đói. Chúng tôi không biết hôm nay là thứ mấy hay ngày bao nhiêu”.

Từ bỏ cuộc sống bình thường mang đến những khó khăn rất lớn nhưng Miriam khẳng định điều đó hoàn toàn xứng đáng. Giờ đây, cô cảm thấy mình có sự kết nối sâu đậm với vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã.

Để chuẩn bị cho cuộc sống hoang dã, Miriam đã luyện tập bắn cung mỗi ngày trong suốt một năm. Cô và người bạn đời, Peter, thống nhất rằng khi chuyển ra môi trường mới, cô sẽ đi săn còn anh sẽ nấu nướng.

“Tôi cho rằng săn bắn sẽ rất dễ dàng. Tôi sẽ là một Robin Hood bé nhỏ, thong dong, tự tại khắp khu rừng rậm”, Miriam cho hay. Nhưng mọi chuyện không diễn ra như kế hoạch.

Kỹ năng bắn cung của Miriam rất tuyệt vời nhưng việc tìm kiếm động vật để săn lại vô cùng gian nan. Mặt khác, Miriam còn là một người ăn chay.

“Tôi từng luôn nghĩ rằng ‘tại sao động vật phải chết để tôi được sống. Tôi rất thành kiến với những người ăn thịt”.

Tuy nhiên, khi sống giữa tự nhiên, đây là điều cô buộc phải chấp nhận.

“Thời tiết lạnh đến nỗi chỉ tồn tại thôi cũng khiến chúng tôi giảm cân và mỗi buổi sáng, chúng tôi thường bị cơn đói dữ dội hành hạ”, Miriam kể.

“Sống sót qua buổi đêm lạnh giá tiêu tốn qua nhiều năng lượng và sau một thời gian, Peter giảm cân trông thấy. Chúng tôi nói với nhau rằng ‘Ok, mình phải đi săn thôi’”.

Món thịt đầu tiên Miriam ăn là một con chồn và trải nghiệm này, như lời cô miêu tả là “cực kỳ khủng khiếp”.

Miriam cho hay cô cảm thấy “rất tội lỗi” vì phải ra tay giết hại một sinh vật vô tội và luôn tự hỏi “Mình đang làm gì ở đây vậy?”.

Tuy nhiên, cô đã tìm ra được lý do. Chồn được coi là động vật gây hại ở New Zealand và chính phủ khuyến khích việc săn bắt chúng.

“Khi Peter nấu nó lên, nó thực sự tuyệt vời. Hương vị tuyệt hảo”, Miriam nói.

Quan trọng hơn cả, thịt mang đến cho họ năng lượng để chiến đấu với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.

Sau vài năm sống trong rừng rậm, Miriam khẳng định thiên nhiên hoang dã “đã thay đổi hoàn toàn” con người cô.

Từ một người luôn cảm thấy lo âu, hồi hộp khi ở một mình, Miriam giờ đây trở thành một phụ nữ độc lập, có thể sống tốt mà không cần ai giúp đỡ. Bên cạnh đó, quan điểm của cô về bản thân cũng thay đổi.

2135401937
Miriam luyện tập bắn cung trong khoảng một năm trước khi chuyển vào sống trong rừng. Ảnh: ABC News.

 “Ở giữa núi rừng, tôi thấy mình thật nhỏ bé. Tôi chẳng là gì ở đây và những vấn đề nhỏ nhặt của tôi cũng vậy”, cô chia sẻ. “Dường như cây cối đã giúp kéo mọi gánh nặng khỏi đôi vai bạn”.

Miriam và Peter dành 6 năm sống trong rừng ở New Zealand và sau đó dành thêm 3 năm, mỗi năm vài tháng, dong duổi khắp châu Âu.

Miriam cho hay đi tới những nơi chưa biết rất thú vị nhưng cũng khá mệt mỏi. Vì thế, họ quyết định trở về New Zealand vào rừng sống một lần nữa. Cặp đôi chưa có ý định trở về cuộc sống bình thường.

“Sống trong lều, thức dậy khi ánh sáng đầu tiên gõ cửa, làm quen với khí hậu và thời tiết, sắn bắt thú khiến tôi cảm thấy tràn đầy sức sống”, Miriam quả quyết. “Chúng tôi dựng trại dưới tán một cái cây lớn và nhánh cây là mái nhà của chúng tôi. Lớp rêu dày giống như một tấm thảm mềm dưới chân chúng tôi”.

 “Con sông bên cạnh là nơi chúng tôi lấy nước uống và luôn có những làn gió mang đến không khí trong lành. Chúng tôi đang tồn tại trong thế giới đáng sống”, cô nói.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Bình luận mới nhất