| Hotline: 0983.970.780

Những ghi chép từ bên kia trái đất: Đất nước của hoan ca

Thứ Năm 23/04/2020 , 20:22 (GMT+7)

Những gì được thấy ở đây luôn khiến tôi liên tưởng đến hai từ “hạnh phúc”.

Những chiếc xe cổ nhiều màu sắc là một đặc trưng của Thủ đô La Habana.

Những chiếc xe cổ nhiều màu sắc là một đặc trưng của Thủ đô La Habana.

Hạnh phúc là hành trình mà mỗi người dân trên quốc đảo này đang từng ngày khám phá, và trên hành trình ấy, một tinh thần sống đã được người dân Cuba xác lập một cách mạnh mẽ.

Mỗi người sở hữu một năng lượng sống

Ngoài những nhu cầu cơ bản được nhà nước bao cấp, như trứng, sữa, thịt, hoa quả cho một cuộc sống “vừa đủ” đã tạo nên một khuôn khổ chung mang tính đồng phục thì rất khó để người dân Cuba vượt ra khỏi cái khung quy chuẩn đó.

Giá cả đắt đỏ, họ không có điều kiện hưởng thụ những sản phẩm, dịch vụ phổ thông như điện thoại, internet, người dân Cuba hầu như không biết đến mạng xã hội hay những chiếc điện thoại thông minh vốn là thứ khá phổ biến ở nhiều quốc gia khác thời cách mạng 4.0. Cuộc sống vật chất thì như vậy, nhưng đời sống tinh thần thì khác hẳn.

Tôi được nghe kể rằng, theo quan niệm của người dân Cuba là hễ kéo vali ra khỏi nhà vào dịp đón năm mới thì năm ấy cơ hội được đi du lịch đến các vùng đất hoặc cơ hội xuất ngoại sẽ cao hơn, bởi vậy, trong dịp tết, trước thời khắc giao thừa, người dân Cuba thường kéo vali đi ra đường rất đông, như một ngày hội, họ cứ kéo đi kéo lại như thế rồi lại đi về nhà trong một sự hoan hỉ vui tươi, như thể một lễ hội. Nếu là người nước ngoài nhìn vào sẽ thấy ngộ nghĩnh và lạ lẫm, nhưng thực ra nó cũng như phong tục hái lộc đầu xuân ở ta vậy.

Có nhận định cho rằng, sở dĩ có được tâm thế sống đẹp đẽ và an yên, bình thản như vậy là do Cuba có tới hơn 400 năm là thuộc địa của Tây Ban Nha, đã được thừa hưởng nhưng di sản văn hóa và cốt cách quý tộc châu Âu.

Có lẽ cũng cần bàn thêm, nhưng bằng quan sát cá nhân, tôi thấy người dân Cuba ra đường luôn tươm tất, quần áo dù cũ cũng được là phẳng phiu, giày dù cũ cũng được đánh xi bóng.

Những chiếc xe hơi cũ, có cái cũ đến không thể cũ hơn vẫn sơn phết cẩn thận nhìn rất bắt mắt, chúng được dùng chở khách không một chút ái ngại, hoặc chính người dân chở các thành viên gia đình, chở những người bạn vi vút trên đó đầy sung sướng.

Bởi có xe hơi cũ để đi ở Cuba đã là “đại gia” rồi. Với phương tiện vận tải công cộng, phải rất xa mới có một bến xe bus.

Hai bên đường phố Thủ đô La Habana bạn sẽ luôn bắt gặp cảnh những người dân Cuba kiên nhẫn đứng đợi một chuyến xe cho mình. Có những người đứng như vậy rất lâu nhưng tôi vẫn không thấy một chiếc xe nào dừng lại đón họ.

Lối ăn mặc của người dân mang đậm phong cách Mĩ la tinh, trẻ trung về kiểu dáng với nhiều màu sắc. Ai cũng như đang trong một kì nghỉ.

Điều này cũng phản ánh tâm thế của người dân, rất thích đi du lịch, dù rằng ước mơ ấy họ rất khó thực hiện. 

Ở Cuba nơi nào cũng có thể xuất hiện âm nhạc, nhất là vào những ngày cuối tuần. Có cảm giác chừng mười người tụ họp là thành một lễ hội.

Và điều này mới thực sự quan trọng, họ chính là ngững diễn viên, những nhạc công, những ca sĩ của chính mình. Họ chào nhau bằng những cái lắc hông, họ đu đưa theo tiếng nhạc phát ra từ bất cứ đâu. Biểu diễn và thụ hưởng âm nhạc như một hoạt động phổ thông ở đất nước này.

Một khách sạn nhỏ, một quán cà phê, một quán bar... đều có sự hiện diện của âm nhạc. Bạn rất dễ bắt gặp những chiếc xe mở nhạc to đầy hưng phấn và chạy với tốc độ tương đồng với sự hưng phấn của người cầm lái.

Tôi cảm giác mỗi người Cuba luôn tiềm ẩn một năng lượng, chỉ cần một lí do, một kích hoạt là nó sẽ bùng nổ, nồng nhiệt và đắm say. Mỗi người dân như một vũ công, và dường như ai cũng biết nhảy, ai nhảy cũng rất đẹp. Các vũ điệu Mĩ Latinh sẵn sàng vang lên ở bất cứ đâu, và người ta nhún nhảy như sinh ra để nhảy.

Trái ngược với các khu dân cư xập xệ, nhà hát ở Cuba vẫn giữ nguyên sự nguy nga tráng lệ, không thua kém nhà hát ở quốc gia phát triển nào, những giá trị văn hóa ở Cuba được tôn vinh và thụ hưởng xứng đáng.

Người dân Cuba rất yêu thích ca nhạc và vũ hội.

Người dân Cuba rất yêu thích ca nhạc và vũ hội.

Người Cuba rất thích ra đường, đến với thiên nhiên hay tham gia các hoạt động tập thể. Nói chung, trong cảm nhận của tôi, họ là những người hướng ngoại và ưa vui vẻ.

Ngay cả khi không làm gì thì họ cũng rất mang một dáng vẻ sẵn sàng đi đâu đó, làm gì đó. Ven các con đường luôn có những người khoác túi đứng đó chuẩn bị cho một sự di chuyển, dù tôi không biết họ sẽ đi đâu.

Họ cũng không có vẻ vội vã. Mọi thứ diễn ra bình thản và thư thả. Dù người dân làm gì thì cũng như là họ đang tận hưởng cuộc sống này thôi.

Thế giới của sắc màu

Dù không giàu có và hào nhoáng, La Habana vẫn là thế giới của sắc màu. Sắc màu rõ nhất là trên trang phục. Nước da nâu khoẻ khoắn được làm nền cho các sắc độ chói chang. Quần áo, giày dép và các vật dụng đều rực rỡ các gam màu nóng bỏng.

Khu phố cổ ở La Habana mang nét kiến trúc cổ. Hầu hết là những toà nhà cũ vương màu thời gian.

Chúng như những chứng nhân về thời kì rực rỡ. Nay nhiều căn bị xuống cấp, đổ nát không được trùng tu hoặc đầu tư xây mới. Các dịch vụ hầu như hướng vào khách du lịch.

Dọc phố, ngay cả những con phố tươm tất nhất, không khó để nhận ra một căn nhà trong tình trạng xập xệ, giống như những bệnh nhân có bệnh mà không được chữa trị, tiều tụy và mốc mác.

Nhưng những nét kiến trúc của chúng vẫn gợi về những ngày tháng huy hoàng. 

Người Cuba vốn xuất xứ từ hai nguồn gốc chính là châu Phi và Tây Ban Nha. Từ khi xoá bỏ chế độ nô lệ, họ chung sống đoàn kết và vui vẻ.

Sự hoà trộn các sắc da có ở khắp mọi nơi, từ trường học, bệnh viện, các công sở và cả trong quân đội. Trẻ em Cuba được hưởng một nền giáo dục tốt và được chăm sóc y tế chu đáo.

Tôi đã nhìn thấy những học cụ được làm từ các vật dụng bỏ đi như các vỏ chai nhựa được cuốn giấy màu với các hoạ tiết vui nhộn và tinh tế cùng những quả bóng tự chế tại một trường mầm non.

Học sinh Cuba thống nhất về đồng phục trong toàn quốc. Học sinh mẫu giáo và tiểu học mặc váy và quần có màu đỏ đun.

Học sinh cấp hai có màu xanh da trời và học sinh cấp ba có màu vàng đất. Bậc tiểu học được tính từ lớp 1 đến lớp 6. Trong đó từ lớp 1 đến lớp 3 các em quàng khăn màu xanh, từ lớp 3 đến lớp 6 quàng khăn màu đỏ.

Bởi thế cho nên, nếu phải dùng chỉ hai từ thôi để nói về Cuba thì tôi sẽ chọn hai từ “sống động”. Cuba như một thực thể đầy sinh khí luôn nhắc nhở xung quanh về sự tồn tại sống động của mình.

Xứ xở của hoan ca

Một buổi, tôi đã dậy sớm chạy từ khách sạn ra biển tập thể dục. Vô tình, khách sạn nơi tôi ở gần với một khu vui chơi, bao gồm một số quán cà phê, quán bar ven biển.

Lúc ấy là hơn 6 giờ sáng, mặt trời đang lên, và màn đêm lùi dần. Biển La Habana sau một đêm ngái ngủ đang ì oạp những con sóng trở mình đón một ngày mới.

Và ngạc nhiên thay, một vài quán ba vẫn đang hoạt động. Trên lầu không mái che của một vài quán dạng lắp ghép bằng vỏ containe, những vị khách vẫn lắc lư, đu đưa say sưa theo tiếng nhạc, không thèm quan tâm đến việc trời đã sáng dù họ đang đứng... giữa trời, còn mặt trời thì đang ló rạng như một lời nhắc nhở.

Khách vẫn không hề muốn ra về sau cả đêm nhún nhảy.

Khách vẫn không hề muốn ra về sau cả đêm nhún nhảy.

Tò mò và bị thu hút bởi họ tôi đã dừng việc chạy thể dục đểvừa tản bộ quanh khu vực này vừa quan sát những gì đang diễn ra.

Khi mặt trời dần lên, một số người ra về đầy quyến luyến. Ngay cả cái việc ra về, việc rời đi khỏi mỗi cuộc vui của người trẻ Cuba sao mà cũng khó khăn.

Một số người rời đi, trong khi một số khác từ quán bên cạnh lại đi sang giao lưu, số người đi xuống có khi cũng lại sang quán khác giao lưu, thành ra lượng người cũng chẳng vơi đi là mấy. Nhìn cách họ chia tay nhau, tôi bỗng liên tưởng đến màn “giã bạn” trong Quan họ của Việt Nam.

Ngay cái việc đứng lên khỏi bàn, đi xuống lầu, rồi ra bãi xe của một nhóm khách có thể cũng sẽ kéo dài cả mươi mười lăm phút. Mà không chỉ một nhóm như vậy.

Đầu tiên họ đứng lên và tiếp tục đu đưa theo tiếng nhạc tại bàn. Sau đó tiếp tục trò chuyện hoặc uống nốt đồ uống còn trong cốc. Rồi lại đứng thế và trò chuyện. Rồi khi xuống lầu, nếu gặp một hay những người khác họ lại dừng lại trò chuyện.

Đến khi tưởng như không còn gì chi phối đến việc ra về nữa, yên tâm để ra về lắm rồi thì họ quay sang... chia tay nhau. Nếu trong nhóm có một đôi yêu nhau thì mọi chuyện còn “phức tạp” hơn nhiều.

Tôi đã chứng kiến một nhóm như vậy. Họ quyến luyến không muốn rời. Cô gái gần như đánh đu lên người chàng trai, cứ mãi như thế. Rồi chàng trai bế cô lên, cứ để nguyên thế mà rảo bước.

Mà đó lại hoàn toàn không phải chuyện riêng của hai người, những thành viên khác trong nhóm vẫn đứng đó đợi, quan sát, dõi theo rất tự nhiên nhưng cũng rất tận tình trìu mến. 

Màn 'giã bạn' của một đôi nam nữ cùng nhóm bạn của họ sau khi rời quán bar - cafe.

Màn 'giã bạn' của một đôi nam nữ cùng nhóm bạn của họ sau khi rời quán bar - cafe.

Màn “giã bạn” ở những người yêu nhau là thế. Nhưng không cần phải ở những đôi lứa yêu nhau, ở Cuba phụ nữ nói chung cũng rất được coi trọng. Họ luôn được dành cho sự quan tâm đặc biệt trong mọi sự gặp gỡ. Sự trân trọng được thể hiện, nếu như bạn là nữ đến Cuba bạn sẽ được tặng hoa ở những nơi bạn hiện diện và đón tiếp.

Một người đàn ông bán hoa tươi trong khu phố cổ Havana.

Một người đàn ông bán hoa tươi trong khu phố cổ Havana.

Đàn ông Cuba tham gia vào khá nhiều công việc mà nhìn vào người ta dễ hình dung đến phụ nữ nhiều hơn. Từ việc đẩy những xe hành, xe hoa quả bán rong trên đường phố, trong các ngõ ngách đến việc bán các vật dụng gia đình, thậm chí là bán hoa rong tôi cũng đều thấy đàn ông làm với bộ dạng khá cần mẫn và chăm chỉ. Và quan trọng hơn, họ làm gì cũng tràn đầy năng lượng, thể hiện tình yêu với công việc đang làm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm