| Hotline: 0983.970.780

Những thầy thuốc người Dao& Cty giữ kho báu trời cho

Thứ Ba 12/04/2011 , 09:10 (GMT+7)

Nằm ở độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển, VQG Hoàng Liên sở hữu một kho báu dược liệu cực kỳ phong phú...

Cây thông đỏ cực kỳ quý hiếm hiện chỉ còn duy nhất ba cây tại Việt Nam

Nằm ở độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển, VQG Hoàng Liên sở hữu một kho báu dược liệu cực kỳ phong phú. Tuy nhiên, kho báu này đang bị khai khác vô tội vạ để bán sang Trung Quốc.

Cân thuốc cây vàng

Theo đánh giá của Hội Đông y Việt Nam thì Hoàng Liên là một trong những VQG có hệ thực vật phong phú vào bậc nhất tại Việt Nam với trên 2.000 loài thuộc 200 họ. Trong đó, có 66 loài nằm ở nửa trên sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như: bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng... Ông Ninh Anh Vũ, Phó Giám đốc VQG Hoàng Liên cho biết, hiện Vườn đang sở hữu loài cây đặc biệt quý hiếm. Đó là giống thông đỏ được tìm thấy tại Sa Pả, huyện Sa Pa (Lào Cai), sống ở độ cao trên 2.000m. Do thông đỏ được cho là có thể chữa khỏi nhiều căn bệnh ung thư nên những năm qua chúng đã bị khai thác cạn kiệt, hiện chỉ còn sót lại ba cây đang được trồng và lưu giữ tại trụ sở VQG Hoàng Liên.

Sinh sống tại vùng đệm VQG Hoàng Liên, người dân huyện Sa Pa chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Mông và Giáy... Trong đó, bà con người Dao được coi là bậc thầy về sử dụng các loại cây thuốc chữa bệnh. Trước đây, bà con chỉ khai thác cây thuốc với mục đích sử dụng cho gia đình nên sự đa dạng, số lượng của các loại cây thuốc tại rừng Hoàng Liên vẫn phát triển bình thường. Nhưng từ khi Sa Pa trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thì những cây thuốc quý bắt đầu bị dòm ngó. Một loạt quầy bán thuốc, dịch vụ tắm thuốc đã ra đời tại thị trấn Sa Pa nhằm phục vụ du khách bốn phương. Dạo một vòng khắp các con đường tại thị trấn Sa Pa, chúng tôi cảm thấy hoa mắt, chóng mặt trước mật độ dày đặc quầy thuốc nam và dịch vụ tắm thuốc của người Dao; mật gấu, linh chi, tam thất, ba kích tím... chất đống như những trái núi thuốc nhân tạo. Ước tính, mỗi ngày các cửa hàng bán và tắm thuốc tại Sa Pa tiêu thụ hết cả vài tấn nguyên liệu. Sự quý hiếm, công hiệu của cây thuốc tại VQG Hoàng Liên nổi tiếng đến mức lan truyền sang tận nước láng giềng Trung Quốc. Và đây chính là bước khơi mào cho vấn nạn chảy máu cây thuốc nam qua biên giới nhiều năm qua.

Tình cờ gặp một đoàn người trên đường gùi cây thuốc về, chúng tôi lân la hỏi và biết được có người mang mẫu cây đến thuê họ đi lấy chứ họ chẳng biết cây thuốc đó được lấy để làm gì. Bà Lý Chảo Mẩy, một thầy thuốc người Dao tại xã Tả Phìn bức xúc cho rằng, vấn nạn khai thác theo kiểu sợ người khác tranh mất như hiện nay đang đẩy nhiều cây thuốc quý tại rừng Hoàng Liên đến bờ vực tuyệt chủng. Thực tế đã chứng minh nhiều loại dược liệu quý hiếm vốn trước đây rất sẵn ở VQG Hoàng Liên như: tam thất, cây bẩy lá một hoa (cây rắn cắn, kim tuyến), nấm linh chi... mấy năm gần đây khi đi khảo nghiệm thực tế các cán bộ VQG không còn nhìn thấy chúng nữa.

Mỗi ngày, tại cửa khẩu các tỉnh phía Bắc nước ta, có cả chục chuyến ô tô tải chở các loại cây thuốc xuất bán sang Trung Quốc. Ban quản lý VQG Hoàng Liên thừa nhận, những năm gần đây lực lượng kiểm lâm của huyện và Vườn bắt được khá nhiều vụ vận chuyển cây thuốc với số lượng lớn xuất ngoại. Nhưng theo họ, lượng cây thuốc đó khai thác từ rừng Hoàng Liên rất ít mà chủ yếu được thu gom từ nhiều nơi khác đến.

Cty giữ dược liệu quý

Trong khi các cơ quan chức năng chưa biết tìm cách nào để ngăn chặn tình trạng chảy máu cây thuốc quý thì bà con người Dao ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa đã có được lời giải. Luồn lách qua cây cầu treo bằng gỗ, dưới những tán rừng rậm rạp trên con đường vành đai huyện Sa Pa được trải bê tông khá nhẵn, chúng tôi mới đến được trụ sở Cty Sapa-Napro. Thắc mắc tại sao không đặt Cty ở ngoài mặt đường cho nhiều người biết, ông Nguyễn Bá Nhung, cố vấn của Cty Sapa-Napro tâm sự: “Sở dĩ bà con người Dao phải đặt trụ sở Cty ở tít tận trong rừng vì ngoài trung tâm xã có rất nhiều người Kinh sinh sống. Nếu đặt Cty ngoài đó là người Kinh họ học lỏm và ăn cắp mất nghề ngay, đặt trụ sở Cty ở đây có xa một chút nhưng an toàn và yên tâm”.

Tên Cty cộng đồng nghe có vẻ Tây nhưng cách hoạt động lại hoàn toàn theo phong tục tập quán của người Dao. Bà Lý Mẩy Chạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty Sapa-Napro kể lại quá trình ra đời cũng như hoạt động của Cty như sau: Cty Sapa-Napro được thành lập năm 2007 với sự giúp đỡ của Hội Nông dân Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội và Đại Học Nông nghiệp 1. Thành viên sáng lập Cty gồm có 8 người am hiểu về cây thuốc góp vốn ban đầu, với lượng khách bình quân khoảng 10 người trên/ngày như hiện nay mỗi tháng họ được trả từ 1 - 1,5 triệu đồng tiền lương. Ngoài ra còn có 40 cổ đông là người địa phương am hiểu một chút về cây thuốc, họ có nhiệm vụ cung cấp thuốc cho Cty hàng ngày và thu nhập của họ đạt 3 - 4 triệu/tháng.

Để chứng minh công dụng những bài thuốc tắm cổ truyền của người Dao đỏ, Cty Sapa-Napro đã "khuyến mại" cho chúng tôi một lần tắm thuốc thư giãn. Phải thừa nhận, việc ngâm mình trong bồn nước thuốc khiến con người ta cảm thấy dễ chịu và khoan khoái hơn rất nhiều. Lim dim trong làn nước ấm áp tôi hy vọng mô hình này được nghiên cứu và nhân rộng có thể rất nhiều cánh rừng ở nước ta sẽ được cứu và người dẫn sẽ có một khoản thu nhập bền vững từ rừng.

Không ít người đã thắc mắc thành viên Hội đồng quản trị thu nhập thấp hơn cổ đông. Bà Chạn cho hay, đơn giản là vì đây là Cty cộng đồng, lập ra với mục đích không phải vì tiền mà là để bảo vệ những loài thuốc và những bài thuốc tắm của người Dao. Khi mọi người hiểu ra thế nào là Cty cộng đồng thì ai cũng thán phục bà con người Dao vì cái tính thật thà như đếm và tinh thần cộng đồng bản làng là trên hết.

Bà Lý Mẩy Chạn cũng là một thầy thuốc có kinh nghiệm của người Dao đỏ cho biết khi cây thuốc bị thương mại hóa và tình trạng khai thác tận diệt diễn ra khắp nơi khiến những bài thuốc dân gian cổ truyền từ ngàn đời của người Dao có nguy cơ thất truyền do hết nguồn nguyên liệu ngoài tự nhiên. Người ta lên rừng gặp cây thuốc nào, bất kể lớn hay bé đều đào tận rễ đem về bán lấy vài đồng tiền rẻ mạt vì không đào người khác cũng đào mất. Trước vấn nạn trên, những thầy thuốc người Dao ở Tả Phìn không đành lòng ngồi yên một chỗ nhìn những loài dược liệu quý hiếm biến mất, họ bàn họp với nhau và đi tới quyết định phải thành lập Cty cộng đồng, chia rừng tới từng hộ dân quản lý thì mới mong có thể cứu vãn được tình hình.

Từ khi ra đời, ngoài việc tạo công ăn việc làm cho đồng bào người Dao ở xã Tả Phìn thì mục đích chính của Cty là bảo tồn, giữ gìn và khai thác hợp lý cây thuốc tại các khu rừng ven VQG Hoàng Liên. Trong 40 thành viên cổ đông của Cty, mỗi gia đình sẽ được giao một khoảnh rừng nhất định và họ phải có nghĩa vụ trông nom, khai thác hợp lý cấy thuốc mọc trong đó. 40 thành viên, hết người này đến người khác luân phiên thay nhau cung cấp nguyên liệu thuốc cho Cty cộng đồng phục vụ du khách. Nhờ có sự quay vòng mà cây thuốc đủ thời gian sinh trưởng, tái sinh theo chu kỳ. Quan trọng hơn cả, một khi đất rừng đã có thổ công trấn giữ vấn nạn khai thác cây thuốc tràn lan tận diệt đã hoàn toàn chấm dứt, cây thuốc đã được bảo vệ và đang từng ngày sinh lợi cho người dân Tả Phìn.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm