| Hotline: 0983.970.780

Những 'trận phủ đầu' lừng lẫy

Thứ Sáu 28/04/2017 , 14:36 (GMT+7)

Năm 1965, Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của đế quốc vào miền Nam.

Quân giải phóng của ta đã đón tiếp giặc Mỹ bằng những trận đánh “kinh thiên động địa”, những vố phủ đầu khiến chúng khiếp đảm. Những ngày cuối tháng 4/2017 này, tôi được gặp ông Nguyễn Long (tức Nguyễn Úy), từng là một chiến sĩ quân báo, cán bộ văn thư mật tại quân khu 5 vào những năm 1962-1972 và được ông kể cho về trận đánh đầu tiên với giặc Mỹ.

10-49-15_ong-nguyen-long-2
Ông Nguyễn Long

Ông Nguyễn Long sinh năm 1937 tại vùng Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Người cha là Nguyễn Văn Nhạc là cán bộ Việt Minh “gộc”, bị Pháp bắt và xử tử vào năm 1949. Khi ấy, cậu bé úy mới 12 tuổi, cũng bị lính dõng bắt đem tra khảo, chúng dùng máy điện manitor để hành hạ cậu bé hơn 1 tuần mới thả cho về nhà.

Úy được chú ruột là Nguyễn Hiểu dắt chạy ra Bắc, rồi được đổi tên là Long, lớn lên cũng đất nước. Là con của chiến sĩ cách mạng, cậu được đưa vào học tại Trường Thiếu sinh quân cùng với con em miền Nam tập kết ra Bắc. Năm 1961 anh cưới vợ thì một năm sau được điều đi biệt phái vào chiến trường miền Nam.
 

Sớm giải phóng Quảng Nam, Quảng Ngãi

Vào chiến trường miền Nam, ông Long được giao nhiệm vụ văn thư bảo mật của Công trường 1 (tức Trung đoàn Ba Gia), thuộc Quân khu (QK) 5.

Khi ấy, Tướng Chu Huy Mân là Tư lệnh QK5 và ông Nguyễn Chơn làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Ba Gia. Công việc của ông Long là nhận các văn thư mật, trong đó có các kế hoạch tác chiến từng trận đánh từ trên chuyển xuống Trung đoàn và lưu giữ. Nhờ vậy, hàng ngày ông kề cận với tướng Nguyễn Chơn, nắm kế hoạch từng trận đánh.

Năm 1962 tại Quảng Nam, ta đã thiết lập được vùng tự do, ban đầu là vài xã thuộc huyện Thăng Bình. Ông Chu Huy Mân vạch kế hoạch mở rộng vùng tự do ra khắp tỉnh Quảng Nam. Với chiến thuật dụ địch ra vùng tự do của ta để đánh, khi xe tăng và bộ binh của Ngụy từ Tam Kỳ tiến ra, thì ta lùi dần. Giặc vào tới sát Minh Huy - là căn cứ địa đóng quân của ta, cũng là lúc chiều tối, trời đổ mưa mù mịt. Lúc này, không quân địch không kiểm soát được mặt đất nữa.

Ông Chu Huy Mân hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh ngờ vào lúc trời mưa, quân ngụy lúng túng phải rút chạy. Ta thừa thế truy kích giải phóng một vùng rộng lớn Sơn - Cẩm - Hà, làm bàn đạp chiến lược. Quân Ngụy mở nhiều đợt tấn công hy vọng giành lại những vùng đất đã bị rơi vào tay quân giải phóng, nhưng không đạt mục tiêu. Ngày 1/11/1963, do có cuộc đảo chính ở Sài Gòn, địch rút quân. Chớp thời cơ, ta chặn đánh và phát động nhân dân vùng lên giải phóng được phần lớn tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/1965, Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến của Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của đế quốc Mỹ vào miền Nam.

Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương và Khu ủy 5 mở chiến dịch Ba Gia với mục tiêu mở rộng vùng giải phóng ra toàn bộ các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và thị xã Quảng Ngãi, nhằm ngăn chặn quân Mỹ tiến sâu vào Nam Trung Bộ. Đêm 27/5/1965, Trung đoàn Ba Gia gồm 3 tiểu đoàn từ Quảng Nam vào núi Lưỡi Cày và ém quân vào các vị trí tác chiến.

Chiều 28, bộ đội địa phương Sơn Tịnh tấn công tiêu diệt 2 trung đội dân vệ và 1 trung đội lính cộng hòa ở núi Diên Niên. Đánh xong thì ta rút lui chạy. Sáng hôm sau, tên đại úy Ngọc - Đồn trưởng đồn Ba Gia đưa một tiểu đoàn cùng cố vấn Mỹ dùng 8 chiếc xe GMC chở quân đi truy kích Việt Cộng. Khi đến chân núi Tròn, núi Khỉ thì bị Tiểu đoàn 90 chặn đánh.

Cùng thời điểm, các mũi tiến công của ta từ xã Tịnh Minh bất ngờ đánh vào sau lưng địch. Nhân dân Tịnh Minh đồng loạt nổi dậy dùng rựa, dao, gậy… truy đuổi khiến địch chạy tán loạn, ta tóm gọn và bắt sống 217 tên, trong đó có đại úy Ngọc. Nghe tin Tiểu đoàn 1 bị tiêu diệt, tướng Nguyễn Chánh Thi- Tư lệnh Vùng 1 của địch điều động hẳn 1 chiến đoàn chia làm 2 cánh để tấn công quân ta.

Địch nghĩ rằng, với lực lượng đông hơn gấp 3 lại tinh nhuệ, được phi pháo yểm trợ, chúng sẽ dễ dàng tiêu diệt lực lượng ta. Không ngờ quân ta đã triển khai thế trận, khiến chiều 30/5/1965, toàn chiến đoàn địch lọt vào đội hình phục kích.

Các đơn vị của ta nhanh chóng bao vây chia cắt, cô lập hai cánh quân, không cho chúng phối hợp sức mạnh. Chiến sỹ ta được lệnh đồng loạt xung phong, đánh bật quân địch ở nhiều địa điểm. Máy bay địch đến bắn phá để cứu nguy cho bộ binh, nhưng không hiệu quả. Đến sáng 31/5/1965, ta đánh bại hoàn toàn quân địch, tiêu diệt 916 tên giặc, bắt sống hàng trăm tên.
 

Lừng lẫy trận Vạn Tường

Trước sự lớn mạnh của quân giải phóng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, khiến Mỹ - Ngụy lo sợ. Tháng 8/1965, Mỹ đổ quân vào bờ biển Vạn Tường, với số quân đông tới 5.500 binh lính thuộc 3 tiểu đoàn thủy quân lục chiến và lực lượng đổ bộ đặc biệt. Mỹ cho hoả lực yểm trợ từ tàu USS Galveston, USS Cabildo, cộng thêm một tiểu đoàn pháo binh. Mục tiêu của chúng là tiêu diệt toàn bộ Trung đoàn Ba Gia của Việt Cộng, xóa sổ vùng tự do tại đây.

“Sở dĩ chọn Vạn Tường, vì chúng phát hiện ra quân giải phóng đã thiết lập được hệ thống địa đạo tại đó, làm căn cứ cố thủ lâu dài. Tướng Nguyễn Chơn nhận ra nếu Mỹ bao vây mà mình ở trong địa đạo sẽ chết. Vì vậy, chiến lược tác chiến của ta là đánh cho Mỹ một đòn phủ đầu thật mạnh, sau đó rút toàn bộ lực lượng lên núi”, ông Long cho hay.

Trận chiến nổ ra vào sáng sớm 18/8/1965, trở thành trận giao chiến lớn đầu tiên giữa quân giải phóng và giặc Mỹ xâm lược. Bắt đầu không quân Mỹ cho xuất kích những chiếc máy bay F4 và A4, ném 18 tấn bom xuống Vạn Tường và các địa điểm lân cận.

Trên biển, 2 tàu chiến Mỹ từ đảo Lý Sơn tiến vào bờ biển Vạn Tường, các pháo hạm trên tàu bắn phá vào đất liền, dọn bãi cho máy bay trực thăng địch đổ quân xuống đất. Sau đó, 2 tàu chiến cập bờ ở Vịnh Xanh, đưa 2 đại đội lính Mỹ đổ bộ lên bờ, kèm 5 xe tăng M48, 3 xe tăng phun lửa M67.

10-49-15_dscn9628
Vùng bờ biển Vạn Tường, Quảng Ngãi nay đã xanh tươi cây cối

Từ Chu Lai, có 8 xe tăng M41 và 18 xe bọc thép M113 đột kích theo đường bộ vượt sông Trà Bồng đánh xuống. Với ý đồ của giặc Mỹ muốn dồn lực lượng Việt Cộng ra địa bàn trống trải, để không quân, pháo binh và xe tăng Mỹ sẽ tha hồ “làm mưa làm gió”.

Thế nhưng, cánh quân Mỹ đổ bộ từ phía biển vào An Cường đã nhanh chóng thất bại. Lợi dụng địa hình kín đáo, các đơn vị thuộc tiểu đoàn 40 và tiểu đoàn 60 từ trong lòng đất, chờ cho đoàn xe thiết giáp địch đến cách 50m mới nhảy lên khỏi mặt đất để nổ súng tấn công bằng súng chống tăng B40. Ngay loạt đạt đầu tiên đã bắn cháy 4 chiếc M113, khiến những chiếc xe tăng và xe bọc thép địch còn lại hoảng loạn, bỏ chạy và sa xuống ruộng lầy. Quân ta bắn cháy tiếp 3 xe tăng nữa.

Bảy giờ sau, máy bay trực thăng địch đưa nhiều toán quân đổ bộ xuống các thôn Bình Phước, thôn Bình Long, thôn Bình Thạnh Tây. Nhưng do chúng không xác định được vị trí của Việt Cộng, nên đổ quân xuống ngay trước trận địa của Quân giải phóng. Quân ta bắn đạn xối xá vào máy bay Mỹ khi chúng còn ở trên không, khiến 4 chiếc trực thăng bị bắn rơi. Đến chiều 18/8/1965, tiểu đoàn 45 của bộ đội ta nằm ngoài vòng vây từ Châu Bình mở một mũi đột kích đánh vào sau lưng địch.

Bị đánh bất ngờ, các cánh quân Mỹ phải lùi về co cụm một chỗ. Cùng lúc bộ đội địa phương Quảng Ngãi phối hợp với du kích các xã đánh vào sau lưng trung đoàn 7 Mỹ, khiến chúng không thể chi viện phối hợp được với các cánh quân khác. Vòng vây của địch bị đứt đoạn, Trung đoàn Ba Gia đã rút được phần lớn lực lượng ra ngoài, thoát được thế kìm kẹp của địch.

“Mỗi khi có tên lính Mỹ bị trúng đạn gục xuống, thì đám lính mặt non choẹt ôm nhau khóc nức nở. Nhiều tên bị ta bắt sống. Tôi hỏi chuyện chúng. Chúng khóc kể: bị Chính phủ và quân đội Mỹ lừa. Cấp trên nói đưa sang Việt Nam để nghỉ mát, chứ không bảo họ sang để tham chiến. Nhưng khi họ đến đảo Lý Sơn, thì bị bắt cầm súng, huấn luyện vài tuần. Sau đó, đưa vào đây bắt phải đánh trận”, ông Long kể.

Theo ông Long, về phía ta, chỉ có khoảng 1.500 chiến sĩ tham chiến, với chủ lực là Trung đoàn Ba Gia cùng với 2 đại đội địa phương Quảng Ngãi, nhưng đã chiến thắng được lược lượng Mỹ đông gấp 3,5 lần. Vào thời điểm đó, báo chí Mỹ ví "Trận đánh này giống như trận đánh Ô-ki-na-oa trong chiến tranh thế giới thứ hai…Việt cộng xuất hiện từ trong các hầm hố mà lính thuỷ đánh bộ không trông thấy. Việt cộng xuất hiện thình lình cả đằng trước mặt và đằng sau lưng…" Đài BCC thì tuyên bố: Mỹ đã đụng độ với một lực lượng kiên cường nhất của Việt Cộng.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm