| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận: Nhiều mô hình liên kết sản xuất

Thứ Ba 12/05/2020 , 14:01 (GMT+7)

Ngày 11/11/2016, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã đưa ra Nghị quyết số 09-NQ/TU về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu.

 Nông dân xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước đang thu hoạch đậu xanh vụ Đông Xuân năm 2019-2020.

 Nông dân xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước đang thu hoạch đậu xanh vụ Đông Xuân năm 2019-2020.

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết, cùng các Chương trình hành động trong lĩnh vực nông nghiệp của Tỉnh ủy; Kế hoạch, Quyết định giao chỉ tiêu hàng vụ/năm của UBND tỉnh đã được Sở NN-PTNT phối hợp với từng địa phương tổ chức triển khai từ năm 2016 đến vụ Đông Xuân 2019-2020, vận động nông dân chuyển đổi theo hướng luân canh và bền vững trên đất lúa được 5.007 ha, thu nhập đạt hơn 464 tỷ đồng.

Trong đó, tổng sản lượng cây ngắn ngày đạt khoảng 33.614 tấn, thu nhập hơn 304 tỷ đồng; sản lượng cây dài ngày đạt khoảng 120.907 tấn, thu nhập hơn 160 tỷ đồng.

Đồng thời, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây rau màu, cây họ đậu, cây ăn quả... đã giúp tiết kiệm được khoảng 20-30% lượng nước tưới.

Không dừng lại ở việc chuyển đổi cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh mà còn hình thành nên các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực tập trung quy mô lớn theo quy hoạch với ngành hàng có lợi thế và tạo ra khối lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường.

Đơn cử như chuối, bưởi da xanh tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái; kiệu tại xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn; đậu xanh tại thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn; hình thành vùng chuyên canh nho tại khu vực trạm bơm Thành Sơn, huyện Ninh Hải; táo tại xã Phước Thuận, Phước Sơn, huyện Ninh Phước;

Măng tây xanh tại xã An Hải và vùng nguyên liệu sản xuất giống bắp lai tại xã Phước Vinh, Phước Sơn, huyện Ninh Phước; vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày khoai mì, mía phục vụ chế biến ở xã Mỹ Sơn, Quảng Sơn, Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, xã Phước Trung, xã Phước Chính, huyện Bác Ái;

Vùng chuyên canh cây công nghiệp chế biến hạt điều tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, xã Phước Bình, huyện Bác Ái.

Công ty Linh Đan liên kết thu mua măng tây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Công ty Linh Đan liên kết thu mua măng tây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Đáng nói là, trong sản xuất hình thành các mô hình liên kết với doanh nghiệp từ canh tác đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Từ năm 2016, chỉ có 02 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư, liên kết hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân rất khiêm tốn, năng lực tài chính rất hạn chế, đến nay đã có hơn 14 doanh nghiệp và HTX mang lại lợi ích cho cả 2 bên.

Điển hình là liên kết sản xuất bắp lai: Công ty cổ phần C.P Việt Nam và Công ty cổ phần Giống cây trồng Đông Nam;

Liên kết sản xuất măng tây xanh: Công ty TNHH Măng tây xanh Linh Đan, Trang trại Nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến, HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp An Xuân;

Liên kết sản xuất đậu xanh, mè: Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố, Công ty TNHH MTV Hưng Nông Phát;

Liên kết thu mua nho, táo, tỏi: Công ty TNHH sản xuất- thương mại Mộc Thành Quả; Trang trại Quang Ninh...;

Liên kết sản xuất mía: Công ty cổ phần Mía đường Biên Hòa-Phan Rang, Công ty Cổ phần Đường Việt Nam;

Liên kết bao tiêu cây kiệu: 2 tư thương ở Đồng Tháp và Khánh Hòa trực tiếp ký hợp đồng cung ứng giống, kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản lượng củ kiệu cho nông dân tại huyện Ninh Sơn và Bác Ái;

Liên kết thu mua sắn nguyên liệu: Nhà máy Tinh bột Sắn Fococev; Liên kết tiêu thụ hạt điều: Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop.

Ngành nông nghiệp Ninh Thuận tiếp tục hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp Ninh Thuận tiếp tục hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Từ những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Sở NN-PTNT Ninh Thuận tiếp tục hỗ trợ các địa phương rà soát đất trồng lúa kém hiệu quả, thường xuyên thiếu nước tưới chuyển sang trồng các cây chịu hạn, cây ăn quả, nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Tiếp tục duy trì hoạt động liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.