| Hotline: 0983.970.780

Nô nức hưởng ứng Tết trồng cây

Chủ Nhật 06/02/2022 , 14:29 (GMT+7)

PHÚ THỌ Hàng trăm người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã dự Tết trồng cây sáng mùng 6 Tết tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và trồng khoảng 500 cây bản địa.

 

Sáng 6/2/2022 (mùng 6 Tết Nhâm Dần) tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, TP. Việt Trì, bất chấp trời mưa và nhiệt độ xuống thấp khoảng 12 - 13 độ C, người dân tỉnh Phú Thọ vẫn nô nức hưởng ứng Tết Trồng cây do Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh phối hợp tổ chức.

Tới dự buổi lễ có hàng trăm người dân trên địa bàn tỉnh, cùng đông đảo học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị, lực lượng vũ trang.

 

Trong xuân mới Nhâm Dần 2022, Tết trồng cây tiếp tục được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát động tại tỉnh Phú Thọ. 

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước nêu rõ, việc trồng rừng, bảo vệ rừng ngày càng có vai trò quan trọng, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược với cuộc sống của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

 

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước, cũng là để phấn đấu hoàn thành mục tiêu trồng 2 triệu cây xanh trong năm 2022 của tỉnh, người dân Phú Thọ đã trồng khoảng 500 cây bản địa, cây cảnh quan tại buổi lễ. Các loài cây gồm: Chò chi, sảng nhung, vàng anh, muồng hoàng yến, hoa ban, lát hoa, long não, sao đen. Tất cả cây đều được trồng tập trung trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

 

Nhiều em nhỏ đại diện cho Khối Học sinh cũng tích cực tham gia vào buổi lễ. Em Chu Huy Tùng, học sinh trường THCS Hy Cương cho biết, đây là lần đầu tiên tham dự Tết Trồng cây. Thực hiện đầy đủ Nguyên tắc "5K", em hứa sẽ lan tỏa tinh thần của buổi lễ tới bạn bè, người thân, để mỗi người hiểu rõ thêm ý nghĩa của “Tết Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ".

 

Sự kiện mùng 6 Tết Nhâm Dần 2022 góp phần thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng về tổ chức phong trào “Tết Trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021; và Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng phê duyệt Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025.

Phong trào trồng cây, trồng rừng, không những bảo vệ rừng mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát huy vai trò phòng hộ của rừng, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Tại buổi lễ, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ tổ chức biểu diễn nhiều tiết mục chào năm mới, mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần, cũng như ca ngợi công ơn của các Vua Hùng dựng nước. Các loại hình nghệ thuật được kết hợp một cách khéo léo, tinh tế để kể lên những câu chuyện giản dị của quê hương Đất Tổ Vua Hùng, thân thuộc, gần gũi nhưng không kém phần vui tươi, rộn ràng.

 

Chương trình đã mang đến cho khán giả niềm cảm xúc, tự hào, đồng thời khơi dậy tình yêu các di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có Tết Trồng cây - thứ cần được bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất