| Hotline: 0983.970.780

Nỗi buồn hiu hắt trên dòng Vàm Cỏ Đông

Thứ Tư 08/07/2020 , 11:37 (GMT+7)

Với nhiều người dân Tây Ninh, sông Vàm Cỏ Đông gắn liền từ thời cha ông họ về đây khai hoang mở đất. Nhưng con sông đẹp và thơ mộng này giờ đã rất khác...

"Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông/Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng…” lời bài hát đã thấm sâu vào tâm trí người dân Tây Ninh và nhân dân cả nước. Thế nhưng, những năm gần đây, do bị ô nhiễm, nhiều đoạn trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đã bị đổi thay màu, bốc mùi hôi thối, đời sống người dân bị đảo lộn.

Ký ức dòng sông sạch…

Với đa phần người dân ở Tây Ninh, dòng sông Vàm Cỏ Đông đã gắn liền với cuộc sống của họ, từ cái thời cha ông họ về đây khai hoang mở đất. Con sông đẹp, hiền hòa và thơ mộng đúng như tên gọi.

Theo lời bà Nguyễn Thị Hiền (65 tuổi), một người dân ở ấp Giữa, xã Hiệp Thành, huyện Gò Dầu, ngày xưa, nước sông trong vắt, nhiều chỗ nước cạn đứng trên bờ cũng có thể thấy lòng sông. Vào mỗi buổi chiều người dân trong xóm thường kéo nhau ra sông để tắm giặt, lấy nước sinh hoạt. Trải qua biến cố lịch sử, nơi đây, còn chứng kiến giai đoạn quân và dân tỉnh Tây Ninh đứng lên kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dòng sông không chỉ nơi trú ngụ của người dân mà còn là căn cứ, che chở cách mạng.

“Bây giờ, Sông Vàm Cỏ đã đổi thay quá nhiều, vì mục đích phát triển kinh tế, hàng loạt công ty, nhà máy, xí nghiệp thi nhau mọc lên kéo theo hệ lụy là cả dòng sông bị ô nhiễm, bà con ven sông thậm chí không dám xuống tắm chứ huống chi là lấy nước về để sinh hoạt, nấu ăn…”, bà Hiền ngậm ngùi.

Nhiều bà con phơi ao chờ nước sông hết ô nhiễm để nuôi cá trở lại. Ảnh: Trần Trung.

Nhiều bà con phơi ao chờ nước sông hết ô nhiễm để nuôi cá trở lại. Ảnh: Trần Trung.

Sống cạnh nhà bà Hiền, chỉ cách bờ sông chưa đầy 300 mét, Anh Nguyễn Thanh Duy (35 tuổi) chia sẻ, thế hệ thanh niên bây giờ ai nhìn thấy dòng sông cũng phải chạnh lòng vì khi nhắc đến con sông là bao ký ức lại ùa về như: cùng lũ bạn tắm mát buổi trưa hè, cùng thi bơi, thi chèo ghe, cùng câu cá, vớt bèo và củi khô trôi sông kiếm thêm thu nhập. “Dòng sông đó dần trở thành quá khứ bởi ô nhiễm, bà con nơi đây rất mong dòng sông có thể trở lại như xưa”, anh Duy xúc động nói.

Đời sống đảo lộn!

Theo tìm hiểu của NNVN, sông Vàm Cỏ bắt nguồn từ Campuchia chảy vào Việt Nam và ra biển Đông, riêng tỉnh Tây Ninh có thủy trình khoảng 98 km. Không chỉ cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân mà còn là nơi mưu sinh của những cư dân vạn chài sống dọc hai bên bờ. Từ khi nguồn nước bị ô nhiễm đã khiến nhiều hộ dân bên dòng sông gặp khó khăn.

Dẫn chúng tôi ra chỗ chiếc ghe đánh cá nhiều tháng nay phải tạm ngưng hoạt động đang neo đậu ở mé sông, ông Nguyễn Văn Mạnh (40 tuổi) ấp Đá Hàn, xã Hiệp Thành, huyện Gò Dầu cho biết: Đến hẹn lại lên, khi chuẩn bị bước vào mùa mưa cũng là lúc nước sông Vàm Cỏ chảy qua khu vực này ô nhiễm nhất. Năm nay cũng không ngoại lệ, mới giữa tháng tư, nước bỗng dưng đã chuyển sang màu xanh nhớt, đến giữa tháng năm là nước sông hoàn toàn chuyển sang màu đen.

Ghe đánh cá của ông Nguyễn Văn Mạnh nhiều tháng nay phải tạm ngưng hoạt động, đang neo đậu ở mé sông. Ảnh: Trần Trung.

Ghe đánh cá của ông Nguyễn Văn Mạnh nhiều tháng nay phải tạm ngưng hoạt động, đang neo đậu ở mé sông. Ảnh: Trần Trung.

Ông Mạnh khẳng định, chưa bao giờ ông thấy nước sông tại khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng như năm nay. Ngay cả những loài cá có sức đề kháng khá mạnh như rô phi cũng chết nên hầu như mọi loài thuỷ sản ở quãng sông này đều bị ảnh hưởng.  “Từ khi đoạn sông bị đổi màu cũng là lúc lưới tôi không còn một con cá nào dính trong vòng 25 km trở lại nên phải đành cuốn lưới về treo trên ghe. Nhiều người trong xóm tôi đã buông ghe đi làm mướn trang trải cuộc sống, đợi khi nào dòng nước trong xanh trở lại, bà con tiếp tục hành nghề”, ông Mạnh rầu rĩ nói.

Ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, thị xã Hòa Thành được xem là một trong làng chài của tỉnh Tây Ninh. Người dân địa phương cho biết, tình trạng sông Vàm cỏ bị ô nhiễm đã diễn ra hàng chục năm nay. Thế nhưng, năm nay là nghiêm trọng nhất, hệ quả khiến hàng chục ngàn con cá giống và hàng tấn cá thương phẩm bà con chết trắng, hộ ít thiệt hại vài chục triệu, hộ nhiều hàng trăm triệu đồng...

Là hộ dân nuôi cá lâu đời nơi đây, bà Lê Thị Tiến (65 tuổi) ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam cho biết, cả đời bà gắn với con sông này. Trước đây gia đình bà hành nghề đánh bắt cá, khi cá tự nhiên ngày càng ít đi, bà chuyển sang nuôi bè, gần như năm nào cá của bà cũng bị bệnh rồi chết dần, riêng năm nay cá chết diễn hàng loạt.

Cá giống mới thả của bà Lê Thị Tiến vẫn tiếp tục chết. Ảnh: Trần Trung.

Cá giống mới thả của bà Lê Thị Tiến vẫn tiếp tục chết. Ảnh: Trần Trung.

Theo bà Tiến, gia đình bà chỉ nuôi 4 loại cá gồm: rô đồng, trê, tra, vồ đém, trước kia thả 6.000 con cá giống, đến vụ bà thu hoạch gần 6 tấn, lãi 200 triệu đồng. Năm nay, bà thả 36 bè, với số lượng cá giống tương đương, đợt vừa qua, tình trạng nước sông ô nhiễm đột ngột, gia đình bà trở trở tay không kịp, đàn cá của bà bị hao hụt nặng, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Cha chung không ai khóc?!

Theo thống kê của Sở TN&MT tỉnh Tây Ninh, sông Vàm Cỏ Đông  đi qua 6 huyện, thị (Tân Biên, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và Trảng Bàng). Từ lâu, sông Vàm Cỏ bị tác động từ hoạt động của 5 khu công nghiệp, 49 nhà máy chế biến khoai mì, 15 nhà máy chế biến cao su, 2 nhà máy mía đường… Hiện nay, đa phần các nguồn thải từ sản xuất, chế biến mì, mía, cao su, khu công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý, kiểm soát chặt chẽ nhưng các chất ô nhiễm tồn lưu dạng bùn đáy dưới lòng sông vẫn rất cao do phải tiếp nhận nguồn thải từ mấy chục năm qua.

Đối với các cơ sở, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nhà hàng, quán ăn tại khu đô thị, khu dân cư và các hộ chăn nuôi, giết mổ,… hầu hết vẫn chưa được xử lý đổ ra sông như chất xúc tác thúc đẩy quá trình chuyển hóa, phân hủy các chất ô nhiễm tồn lưu trong nước sông. Đặc biệt, lục bình trên sông phát triển dày đặc phủ kín mặt sông làm giảm hàm lượng DO trong nước, tăng hàm lượng nhu cầu oxy hóa hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD) để oxy hóa nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao (các hợp chất nitơ, phốt pho,…), làm gia tăng phân hủy kỵ khí tạo mùi và màu nước sông thay đổi.

Sở TN&MT Tây Ninh cho rằng, bèo tây phát triển mạnh là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm. Ảnh: Trần Trung.

Sở TN&MT Tây Ninh cho rằng, bèo tây phát triển mạnh là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm. Ảnh: Trần Trung.

Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, Sở TN&MT tỉnh Tây Ninh vừa có báo cáo kiểm tra chất lượng nguồn nước trong đợt ô nhiễm vừa qua. Kết quả cho thấy, hàm lượng oxy hòa tan (DO) thấp hơn quy chuẩn 1,7 lần, sắt (Fe) vượt từ 1,6 lần, amoni vượt 1,07 - 1,2 lần, nhu cầu oxy hóa học (COD) đạt quy chuẩn. So sánh kết quả nước sông có màu đen năm 2020 với năm 2016 thì mức độ thông số ô nhiễm sắt, amoni thấp hơn khoảng 1,5 lần và hàm lượng DO năm 2020 cao hơn năm 2016 khoảng 8 lần.

 Người dân địa phương cho biết, có một thực tế là khi nước sông bị ô nhiễm dẫn đến cá bè chết, người dân thường cấp báo cho các nơi, hoặc Sở TN&MT, hoặc chính quyền địa phương. Nhưng sau khi cơ quan chức năng có động thái xuống kiểm tra, lấy mẫu nước, một thời gian sau nước sông Vàm Cỏ Đông vẫn tái ô nhiễm, cá vẫn tiếp tục chết. Từ đó, nhiều người nuôi cá không muốn báo cơ quan chức năng nữa mà lo tập trung vào việc “tự cứu mình”. Việc này, khiến cho các cơ sở xả thải tiếp tục tái diễn vi phạm, cơ quan chức năng quản lý môi trường thì mất đi nguồn tin báo quan trọng từ chính những người dân!

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm