| Hotline: 0983.970.780

Nơi được chứng nhận nuôi thủy sản có trách nhiệm

Thứ Bảy 24/07/2021 , 15:44 (GMT+7)

Bạc Liêu HTX Thành Công 1, xã Phong Thạnh, TX Giá Rai là nơi được cấp chứng nhận 'nuôi thủy sản có trách nhiệm' đầu tiên của cả nước.

Mô hình 2 vụ tôm 1 vụ lúa của HTX Thành Công 1 thu nhập hơn 115 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình 2 vụ tôm 1 vụ lúa của HTX Thành Công 1 thu nhập hơn 115 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình 2 vụ tôm, 1 vụ lúa

Sau VietGAP, GlobalGAP, các hộ nuôi thủy sản vùng ĐBSCL đang dần tiến tới một tiêu chuẩn khắt khe hơn để đáp ứng thị trường quốc tế đó chính là chứng nhận ASC.

ASC là tiêu chuẩn quốc tế với thủy sản và là giấy chứng nhận để thủy sản vào được những thị trường khó tính nhất. Trong đó, để đạt được giấy chứng nhận ASC, thủy sản không chỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà vùng nuôi phải giảm thiểu được tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái.

Nơi được công nhận cấp giấy chứng nhận ASC đầu tiên của cả nước là HTX Thành Công 1 (ấp 18, xã Phong Thạnh A, TX Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) với mô hình 2 vụ tôm, 1 vụ lúa.

Anh Lương Minh Út, thành viên HTX Thành Công 1, cho biết: Anh có 1.200m2 làm theo mô hình tôm lúa kết hợp được 5 năm. Năm 2021, HTX Thành Công 1 phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đưa giống lúa thơm chất lượng cao ST24 để làm thí điểm. Hiện nay lúa được hơn 60 ngày tuổi, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng lúa vẫn phát triển tốt.

Anh Út cho biết thêm: Theo lịch thời vụ trong năm, vụ lúa làm từ tháng 9 đến tết dương lịch, còn lại sẽ là vụ tôm xen canh một vụ lúa vào mùa mưa để cải tạo đất. Làm 2 vụ tôm xem canh 1 vụ lúa sẽ thuận lợi hơn nhiều so với độc canh nuôi tôm.

Mô hình lúa tôm kết hợp mang lại lợi nhuận gấp 3 lần so với trước đây độc canh nuôi tôm. Mấy năm trước khi chưa áp dụng mô hình tôm lúa kết hợp tôm chậm phát triển. Từ khi tham gia HTX Thành Công 1 không còn sử dụng thuốc hóa học như trước đây tôm nuôi được chứng nhận ASC.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Thành Công 1 cho biết, HTX được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC từ năm 2016. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Thành Công 1 cho biết, HTX được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC từ năm 2016. Ảnh: Trọng Linh.

Theo ghi nhận từ những hộ làm theo mô hình tôm lúa và hộ chỉ độc canh nuôi tôm thấy rõ hiệu quả khác biệt. Điển hình như hộ anh Lương Minh Kỳ, thành viên HTX Thành Công 1 (TX Giá Rai) cho biết: Nhà có 2ha diện tích làm theo mô hình tôm lúa và 8ha chuyên tôm. Qua theo dõi sau hai vụ thả nuôi đã khẳng định, tôm nuôi theo mô hình tôm lúa lớn nhanh hơn. Mô hình tôm lúa chắc chắn mang lại hiệu quả bền vững hơn so với mô hình chuyên tôm trước đây.

Thu nhập hơn 115 triệu đồng/ha/năm

Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Thành Công 1, cho biết: HTX Thành Công 1 có 56 thành viên, với tổng diện tích 105ha. HTX được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC từ năm 2016. Các thành viên khi tham gia bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chí an toàn theo bộ tiêu chuẩn ASC.

Tham gia mô hình các thành viên trong HTX được Công ty Âu Vững hỗ trợ 50% con giống thả vụ đầu và bao tiêu đầu ra với giá cao hơn. Đến nay 64ha được chứng nhận ASC, HTX đang phấn đấu để 100% diện tích đạt chứng nhận ASC. Từ năm 2016 đến nay, nhiều đơn vị đã hỗ trợ để tái chứng nhận ASC cho HTX.

Anh Lương Minh Út, thành viên HTX Thành Công 1 khẳng định mô hình tôm lúa mang lại hiệu quả cao và bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Anh Lương Minh Út, thành viên HTX Thành Công 1 khẳng định mô hình tôm lúa mang lại hiệu quả cao và bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ cho biết thêm: Hiện nay đang vào mùa thả tôm vụ 2, tôm nuôi phát triển tốt. Theo tính toán mỗi năm tôm nuôi thu hoạch được từ 450 – 500kg/ha, thu nhập trung bình khoảng 70 triệu đồng. Riêng đối với vụ lúa sẽ bắt đầu xuống giống từ cuối tháng 8 đến khoảng giữa tháng 11 thì thu hoạch.

Trung bình mỗi ha thu hoạch từ 6 - 7 tấn lúa, với giá 7.000 đồng/kg, thu nhập trung bình khoảng 45,5 triệu đồng/ha. Tính tổng thu nhập trung bình từ tôm lúa hơn 115 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên để có được giá tôm bán ra cao hơn, một trong những yếu tố quan trọng là phải đạt được tiêu chuẩn ASC.

ASC là chữ viết tắt của Aquaculture Stewardship Council (hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản). Đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng chính là: môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.