Hơn 3 năm nay, triển khai Nghị Quyết 120, của Chính Phủ “Về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH”, đã mở ra một trang mới, cho cách nghĩ, cách làm, để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
ĐBSCL được xem là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước, 95% sản lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu.
Với xu thế hội nhập nhanh và sâu rộng thị trường thế giới như hiện nay, việc tạo ra sản phẩm chất lượng, cạnh tranh mang lại nhiều giá trị gia tăng đã trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Đặc biệt, với những địa phương có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như Bạc Liêu thì việc nâng cao giá trị nông sản lại cần thiết hơn bao giờ hết.
Ông Phạm Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Những năm qua tỉnh Bạc Liêu luôn ưu tiên phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững. Trong đó, mô hình tôm - lúa là trong những mô hình đã mang lại hiệu quả, giúp nông nâng cao giá trị kinh tế bền vững. Một mặt chúng ta vẫn giữ được diện tích lúa, đối với thời điểm hạn mặn thì chúng ta có nước mặn để nuôi tôm, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững theo hướng thuận thiên. Đặc biệt là áp ứng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ của Chính phủ đã đề ra.
Với điều kiện sinh thái đặc thù đã giúp cho Bạc Liêu hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cả con tôm và cây lúa, được là hai sản phẩm chủ lực mang lại kim ngạch xuất khẩu cao.
Tại vùng sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A gồm các huyện Hồng Dân, Phước Long và TX. Giá Rai có tổng diện tích trên 70.000 ha áp dụng mô hình sản xuất tôm - lúa và chiếm trên 51% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Trong những năm qua, sản xuất tôm - lúa tuy được xem là mô hình sản xuất bền vững, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao và chưa phát huy được các tiềm năng, lợi thế vốn có.
Ông Trương Phước Hiền, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Phước Long cho biết: Tôm hình “con tôm ôm cây lúa” đã được nông dân huyện Phước Long triển khai từ năm 2005, lúc đó chỉ khoảng hơn 3.000 ha. Sau đó, thấy được mô hình hiệu quả nhiều nông dân đã chuyển đổi phương thức sant xuất 3 vụ tôm, 1 vụ lúa. Đến nay, diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm đã lên đến 13.626 ha.
Ông Hiền cho biết, mỗi vụ tôm nông dân sẽ thu hoạch trung bình khoảng 450kg tôm/ha, với giá bán 200.000 đồng/kg thì mỗi hecta ao nuôi nông dân sẽ thu hoạch được khoảng 90 triệu đồng/ha. Riêng đối với vụ lúa, hiện nay bà con nông dân đã tập huấn kỹ thuật canh tác lúa thông minh. Đồng thời, lụa chọn những giống lúa thích nghi với điều kiện BĐKH nên cho năng suất rất cao khoảng 1 tấn/công lúa, với 1 ha nông dân thu hoạch được 70 triệu đồng/ha lúa.
Theo cách tính đơn giản của ông Hiền, thì tổng thu nhập bình quân đạt trung bình 340 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, lúa 70 triệu đồng/ha/năm, tôm 3 vụ được 270 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận mang lại trừ các chi phí vào khoảng 220 triệu đồng/ha/năm (lúa 40 triệu đồng/ha/năm, tôm 180 triệu đồng/ha/năm). Ngoài đem lại hiệu quả về mặc giá trị kinh tế, năng suất vượt trội thì mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm góp phần cải tạo môi trường, thân thiện với thiên nhiên.
Huyện Hồng Dân, nơi được xem là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa, gạo lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu.
Ông Võ Minh Huy, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hồng Dân cho biết: Những năm gần đây địa phương cũng mang mở rộng diện tích trống lúa trên đất nuôi tôm. Năm 2020 diện tích trồng lúa trên đất tôm là 23.635 ha, với những thành công từ mô hình này. Năm 2021 huyện tiếp tục mở rộng diện tích lên gần 25.000 ha, tăng hơn 1.000 ha so với cùng kỳ.
Từ những con số cụ thể trên cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình tôm – lúa làm tăng năng suất, chất lượng và nhất là sự giữ gìn được môi trường sinh thái tự nhiên sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.
Ông Huỳnh Quốc Khởi, Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Bạc Liêu cho biết: Hiện nay, diện tích tôm – lúa toàn tỉnh khoảng 40.000 ha, vụ lúa mùa 2020 -2021 tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng thêm khoảng 3.500 ha, chủ tại các tập trung tại huyện Phước Long, huyện Hồng Dân và TX. Giá Rai.