| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Tiền Giang rục rịch xuống giống vụ hoa Tết

Chủ Nhật 08/10/2023 , 17:01 (GMT+7)

TIỀN GIANG Hiện nay, dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng nhiều bà con ở tỉnh Tiền Giang đã tranh thủ xuống giống các loại hoa cho dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tổ hợp tác hoa kiểng Mỹ Phong (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) dự kiến xuống giống khoảng 800.000 chậu hoa kiểng các loại phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: Minh Đảm.

Tổ hợp tác hoa kiểng Mỹ Phong (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) dự kiến xuống giống khoảng 800.000 chậu hoa kiểng các loại phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: Minh Đảm.

Năm nay, nông dân chọn trồng các loại hoa giá bình dân, dễ bán như hoa cúc, vạn thọ, mã đình hồng, mào gà, hoa giấy..., tùy mỗi loại hoa mà thời điểm xuống giống khác nhau.

Từ tháng 6 âm lịch, gia đình ông Nguyễn Văn Sáu ở xã Mỹ Phong (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã tranh thủ xuống giống 1.500 chậu hoa cúc mâm xôi. Những ngày này, mưa to liên tục đã gây thiệt hại đáng kể cho vườn của gia đình ông Sáu. Nhẩm tính, đã có hơn 200 chậu bị thối rễ do nước mưa ứ đọng trong chậu, hiện gia đình ông đang xử lý các chậu có hoa đã hỏng để trồng mới.

Tỉnh Tiền Giang là một trong những địa phương có nghề trồng hoa tươi phục vụ thị trường Tết cổ truyền phát triển. Riêng nông dân ở các xã ven TP Mỹ Tho như Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh, Trung An và phường 9 xuống giống gần 1 triệu chậu hoa Tết. Năm ngoái, dù chi phí tăng cao nhưng vụ hoa Tết cổ truyền Quý Mão nông dân tỉnh Tiền Giang vẫn thu lãi khá.

Ông Trương Văn Nhung, Tổ trưởng Tổ hợp tác hoa kiểng Mỹ Phong (TP Mỹ Tho) chia sẻ: Tổ có trên 130 thành viên sản xuất hoa kiểng phục vụ Tết. Thời điểm này, bà con đã xuống giống được khoảng 20.000 chậu. Riêng hoa cúc Hà Lan dự kiến tháng 10 này xuống giống khoảng 300.000 chậu, đây là các loại hoa được thị trường rất ưa chuộng. 

“Giá cây giống năm nay cũng như năm rồi, chỉ tương đối chứ không cao. Bình quân cả Tổ hợp tác làm số lượng khoảng hơn 800.000 chậu hoa. Năm rồi, bà con trong Tổ hợp tác tiêu thụ hoa Tết ngon lành, trừ các chi phí thực lãi khoảng 30%”, ông Trương Văn Nhung chia sẻ.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.