| Hotline: 0983.970.780

Nông dân trồng mía Trà Vinh hưởng lợi từ chính sách mới

Thứ Ba 04/07/2023 , 18:00 (GMT+7)

TRÀ VINH Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh cho biết đã áp dụng chính sách mới nhằm hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích vùng trồng mía nguyên liệu tại địa phương.

Cụ thể, nông dân được hưởng mức hỗ trợ lên đến 75 triệu đồng/ha cho diện tích trồng mới, 46 triệu đồng/ha cho mía trồng lại và 35 triệu đồng/ha cho mía lưu gốc. Đặc biệt, Công ty còn trợ cấp 2 triệu đồng/ha cho những ruộng mía được chuyển đổi từ cây trồng không hiệu quả nhằm cải thiện kinh tế cho nông hộ.

Diện tích trồng mía tại Trà Vinh đã tăng thêm gần 200ha so với năm trước. Ảnh: Hồ Thảo.

Diện tích trồng mía tại Trà Vinh đã tăng thêm gần 200ha so với năm trước. Ảnh: Hồ Thảo.

Ông Lê Anh Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Mía đường Trà Vinh cho biết: "Chúng tôi đã áp dụng chính sách mới trong năm nay, đó là đầu tư vào hai vụ mía - mía tơ và mía gốc, chỉ yêu cầu nông dân hoàn vốn 50%/năm. Chính sách này đem lại sự kỳ vọng mới cho ngành mía đường Trà Vinh".

Điều đáng chú ý là nhờ chính sách hỗ trợ này, diện tích trồng mía tại Trà Vinh đã tăng thêm gần 200ha so với năm trước, đạt tổng diện tích hơn 1.200ha. Đây là kết quả của việc nông dân thu được lợi nhuận từ cây mía và sự hỗ trợ chủ động từ Công ty Mía đường Trà Vinh, tạo động lực cho việc sản xuất mía ngày càng hiệu quả.

Huyện Trà Cú nổi tiếng với vùng mía nguyên liệu tại Trà Vinh, chiếm hơn 80% diện tích trồng mía của tỉnh. Trong quá khứ, diện tích mía đã giảm dần do nông dân gặp khó khăn, lợi nhuận từ cây mía thấp. Tuy nhiên, nhờ chính sách hỗ trợ đột phá của Công ty Mía đường Trà Vinh, diện tích mía nguyên liệu tại vùng này đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển trở lại. Trong giai đoạn 2023 - 2025, Trà Vinh đã đề ra kế hoạch triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và duy trì diện tích vùng mía nguyên liệu ít nhất là 1.200ha.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.