| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Nam Định chuyển từ số lượng sang chất lượng

Thứ Sáu 11/09/2020 , 06:30 (GMT+7)

Nam Định đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản; coi trọng chuyển từ số lượng sang chất lượng.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Mai Chiến.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Mai Chiến.

Nam Định có trên 70% dân số sống bằng nghề nông, nên nông nghiệp phải vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa góp phần hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế khác. Do đó, việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp là nhiệm vụ cấp thiết để tạo những bước bứt phá, thúc đẩy sản xuất; nâng cao giá trị sản phẩm, tham gia vào chuỗi cung ứng của thị trường trong và ngoài nước.

Qua 5 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,3%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 3,6%/năm; giá trị gia tăng hàng năm của các mặt hàng nông sản chủ lực đạt 10 - 15%; tỷ trọng nông sản hàng hóa đạt 75%; tỷ trọng lao động nông nghiệp còn 55%; tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt 77,8%. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn của toàn tỉnh ước đạt 52 triệu đồng…

Ông Nguyễn Sinh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định cho biết, đối với sản xuất trồng trọt, Nam Định phát triển 5 loại cây: Lúa, khoai tây, lạc, đậu tượng, ngô. Trong đó, chủ lực vẫn là lúa, khoai tây, lạc.

Trồng trọt đã chuyển trọng tâm sản xuất từ coi trọng số lượng sang chất lượng, tỷ lệ lúa chất lượng cao giai đoạn 2017 - 2019 đạt trên 71% diện tích, năm 2020 ước đạt trên 72%; hiệu quả sản xuất lúa tăng 7 - 10%; sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt trên 900 ngàn tấn/năm. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đất trồng trọt tăng từ 98,19 triệu đồng (năm 2017) lên 114,42 triệu đồng (năm 2019); năm 2020 dự kiến đạt 116 triệu đồng.

Phương thức sản xuất, nhất là khâu gieo cấy và khâu thu hoạch được cơ giới hóa mạnh mẽ. Sản xuất rau màu theo hướng sản xuất hàng hóa áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được coi trọng.  Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình cánh đồng lớn…

Nam Định đẩy mạnh, phát huy ngành chăn nuôi. Ảnh: Mai Chiến.

Nam Định đẩy mạnh, phát huy ngành chăn nuôi. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Tiến cho biết thêm, cơ cấu nội ngành nông nghiệp Nam Định đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; đẩy mạnh, phát huy tiềm năng ngành chăn nuôi và thủy sản.

Theo đó, chăn nuôi tập trung vào 2 đối tượng chính gồm lợn và gà. Phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm mạnh chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng trong nông hộ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình doanh nghiệp, trang trại với hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, gắn kết với tiêu thụ sản phẩm. Đến nay toàn tỉnh có 247 trang trại đạt tiêu chí mới. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2020 ước đạt 6.637 tỷ đồng; tăng 4,5% so với năm 2017 (6.351 tỷ đồng). 

Về thủy sản, kinh tế thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,5%/năm; cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm nuôi trồng, tăng giá trị sản phẩm khai thác. Năm 2020, ước diện tích nuôi trồng thủy sản là 16.300 ha tăng gấp 1,15 lần so với 2017. Nuôi trồng thủy sản chuyển dần từ quảng canh sang thâm canh, thâm canh mật độ cao, nuôi VietGAP.

Nhờ tích tụ đất đai thành công, Công ty Cường Tân đã tập trung sản xuất lúa lai F1 ở các địa phương trong tỉnh. Ảnh: Mai Chiến.

Nhờ tích tụ đất đai thành công, Công ty Cường Tân đã tập trung sản xuất lúa lai F1 ở các địa phương trong tỉnh. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Nguyễn Sinh Tiến chia sẻ, quá trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Nam Định đã có những cách làm riêng, tạo ra những đột phá mới. Đến 2014, công tác dồn điển đổi thửa trên địa bàn tỉnh cơ bản hoàn thành, giảm số thửa từ 8 thửa/hộ (năm 2003) xuống còn 2 thửa/hộ (năm 2014), nhiều địa phương chỉ còn 1 thửa/hộ.

Từ mô hình tích tụ đất đai ban đầu của Công ty Cường Tân (500ha, sản xuất lúa giống), đến nay Nam Định đã xuất hiện nhiều mô hình tích tụ đất đai của các công ty khác như công ty Toản Xuân (sản xuất lúa), Ngọc Anh (sản xuất rau VietGAP)… và của hộ nông dân (có những hộ tích tụ được hơn 20 ha phục vụ sản xuất).

Ba là, thay đổi được các bộ giống chất lượng từ giống cây trồng cho đến giống chăn nuôi, thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhờ sử dụng giống chất lượng nên giá trị kinh tế được tăng lên.

Bốn là, đẩy mạnh mô hình liên kết chuỗi. Hiện nay, Nam Định có 30 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã xây dựng, tăng 17 chuỗi so với năm 2017…

Xem thêm
Lô hàng sầu riêng, mít của Việt Nam bị Trung Quốc cảnh báo không đạt chuẩn kiểm dịch

Cục Bảo vệ thực vật nhận được cảnh báo đối với lô hàng trái cây tươi (sầu riêng và mít) xuất khẩu từ Việt Nam không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Điện gió của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu về Việt Nam

Điện từ dự án điện gió Savan 1 của T&T Group tại Lào sẽ được bán cho Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.