| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Ninh Thuận bứt phá từ tái cơ cấu

Thứ Hai 05/10/2020 , 12:04 (GMT+7)

Sau khi tiến hành tái cơ cấu, đến nay ngành nông nghiệp Ninh Thuận đã phát triển mạnh mẽ, đạt được kết quả toàn diện góp phần thức đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Đây là nhận định của ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận khi trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Táo xanh là một trong 12 sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận có giá trị kinh tế cao. Ảnh: M.P.

Táo xanh là một trong 12 sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận có giá trị kinh tế cao. Ảnh: M.P.

Xin ông cho biết kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận trong những năm qua?

Mặt dù phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu cực đoan kéo dài từ 2014 đến nay, nhưng ngành nông nghiệp Ninh Thuận đã có bước phát triển toàn diện. Sản xuất nông nghiệp đã chuyển từ ứng phó thụ động với diễn biến cực đoan của biến đổi khí hậu, đến nay đã từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu. Kinh tế nông nghiệp duy trì tăng trưởng giá trị sản xuất ở mức cao, bình quân 7,1%/năm; cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng giá trị thông qua việc tập trung nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp đặc thù như: nho, táo, tỏi, măng tây xanh, dê, cừu, tôm sú, thẻ giống… tạo bứt tốc mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,9%/năm, vượt xa các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước 2020 đạt 29 triệu đồng/người/năm, tăng bình quân gần 6%/năm...

Kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang hơn; trình độ nhận thức, năng lực sản xuất của các hộ nông dân, ngư dân và hợp tác xã, doanh nghiệp được nâng lên; các hình thức hợp tác mới trong nông thôn từng bước hình thành và hoạt động có hiệu quả. Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 60%; tiêu chí bình quân trên xã đạt 16 tiêu chí/xã và huyện Ninh Phước đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Để tạo bước đột phá phát triển, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã tập trung ở những lĩnh vực nào thưa ông?

Giai đoạn 2016-2020 chúng tôi đã tập trung vào 3 đột phá sau: Thứ nhất, tập trung đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi đạt 60% diện tích chủ chủ động tưới (tăng 10,4% so với 2015), gắn với đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm 1.523 ha đất canh tác, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn ít sử dụng nước được 1.519 ha/KH 1.500 ha, ngoài ra còn chuyển đổi trên các loại đất khác được 5.981 ha. 

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ đối với các sản phẩm đặc thù, lợi thế của tỉnh: Với nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị đã triển khai xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất có hiệu quả thông qua các chính sách hỗ trợ.

Cừu là sản phẩm đặc thù có lợi thế cạnh tranh của Ninh Thuận. Ảnh: M.P.

Cừu là sản phẩm đặc thù có lợi thế cạnh tranh của Ninh Thuận. Ảnh: M.P.

Ba là, thu hút doanh nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Đến nay đã có 15 dự án đầu tư, trong đó nổi bật là trong trồng trọt có Dự án “Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tăng trưởng xanh”, Dự án trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến; Dự án trồng lan cấy mô trong nhà lưới… trong nuôi trồng thủy sản có dự án đầu tư sản xuất giống tôm thẻ giống bố mẹ G3 tại Phước Dinh, Dự án sản xuất tôm sú bố mẹ sạch bệnh Sơn Hải... Đặc biệt là mô hình thử nghiệm nuôi cá tầm nước lạnh công nghệ cao của Công ty TNHH Đà Lạt Caviar tại Phước Bình, kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy điều kiện tại đây rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm hơn 4 tháng so với nuôi tại Lâm Đồng.

Kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Ninh Thuận rất ấn tượng. Tuy nhiên những lĩnh vực nào còn gặp nhiều khó khăn thưa ông?

Bên cạnh các mục tiêu, tiêu chí đạt và vượt kế hoạch, Ninh Thuận vẫn còn nhiều khó khăn, như nguồn lực đầu tư hạn chế nên hầu hết các vùng quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được đầu tư hạ tầng, còn 40% diện tích đất trồng trọt chưa được chủ động tưới; việc phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến nay mới chỉ là thành công bước đầu, quy mô còn nhỏ lẻ; số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khiêm tốn; nguồn lực trong nông dân quá yếu; lập địa rừng khó khăn và nằm trong vùng khí hậu khô hạn nên việc phát triển kinh tế rừng gặp khó khăn...

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận. Ảnh: M.P.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận. Ảnh: M.P.

Định hướng tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025 với những mục tiêu được xác định như thế nào thưa ông?

Sản xuất nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, liên quan đến đời sống kinh tế của hàng vạn hộ nông dân, việc tái cơ cấu nông nghiệp trong thời gian đến không chỉ có ý nghĩa làm gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững... mà còn là một trong những giải pháp đột phá để thích ứng với biến đổi khí hậu. Do đó, trên cơ sở tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn 2015-2020 và từng bước khắc phục những tồn tại nêu trên, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai Đề án cơ cấu lại nông nghiệp của tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên ba lĩnh vực có lợi thế (trồng trọt, chăn nuôi và giống thủy sản) để tạo đột phá với các giải pháp:

Tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Liên kết, hợp tác với các viện, các trường, trung tâm công nghệ cao để đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao các tiến bộ, khoa học công nghệ tiên tiến, lựa chọn các loại cây trồng, giống cây trồng vật nuôi và quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.

Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch: Mở rộng vùng sản xuất rau an toàn An Hải lên 300 ha; dự án  nông nghiệp công nghệ cao Thành Sơn - Phước Nhơn và Nhơn Hải - Thanh Hải nguồn tài trợ của ADB8; mở rộng và đầu tư vùng sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải 200ha, Nhơn Hải 100ha…Rà soát điều chỉnh, bổ sung chính sách đủ mạnh như: Chính sách tập trung, tích tụ ruộng đất; Chính sách tín dụng; Chính sách thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp,...

Đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản gắn với Chương trình OCOP, nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái, phát triển các sản phẩm nông sản đặc sản dựa vào công nghệ cao và sạch phục vụ cho hoạt động du lịch để nâng cao giá trị gia tăng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn nhất cho Trung Quốc về sản lượng

Tuy nhiên xét về giá trị, Việt Nam chỉ đứng thứ 2, chiếm 12,1% tỷ trọng, thấp hơn nhiều so với mức 39,6% của thị trường cung cấp chè lớn nhất là Sri Lanka.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Cao su Chư Prông tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ

Trong 2 ngày 30-31/10, tại Nông trường Cao su Thanh Bình, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đã tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2024.

Dự án căn hộ Conic Boulevard có giá khoảng 37 triệu đồng/m2

Dự án Conic Boulevard gồm khu dân cư và căn hộ cao tầng với quy mô 5,3ha, tọa lạc tại đường Huỳnh Bá Chánh, thị trấn Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.

Bình luận mới nhất