| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Việt Nam đồng hành doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ hành tinh xanh

Thứ Ba 02/11/2021 , 14:53 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ kỳ vọng các kết quả của COP26 sẽ tạo ra hành tinh xanh hơn, hỗ trợ cho sự sống của trên 7 tỷ người dân toàn cầu.

Toàn cảnh cuộc hội thảo với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ngồi ngoài cùng bên phải. Ảnh: Anh Tuấn.

Toàn cảnh cuộc hội thảo với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ngồi ngoài cùng bên phải. Ảnh: Anh Tuấn.

Sáng 1/11, tại Glasgow (Vương quốc Anh), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã tham gia Hội thảo do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì với chủ đề “Kiến tạo tương lai bền vững và thịnh vượng thông qua đầu tư tư nhân”.

Hội thảo có sự tham dự của hàng chục doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước, thảo luận về định hướng và giải pháp thu hút đầu tư doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam, nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Mỗi một hành động giúp trái đất xanh hơn đều đáng trân trọng. Ảnh: HA.

Mỗi một hành động giúp trái đất xanh hơn đều đáng trân trọng. Ảnh: HA.

Hội thảo còn thu hút hơn 300 lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài là khách hàng của Standard Chartered và các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BritCham Việt Nam).

Tại hội thảo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ trong bất cứ hoàn cảnh nào, từ quá khứ đến tương lai, trước, trong hay sau đại dịch Covi-19 thì lương thực thực phẩm đều là  mặt hàng thiết yếu của mỗi quốc gia và toàn cầu. Với lợi thế về nông nghiệp, Việt Nam đang vươn lên thành nước xuất khẩu hàng đầu về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.

Việt Nam khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong đầu tư, nghiên cứu phát triển và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, ưng dụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo trong việc tăng hiệu quả trong sản xuất, năng suất, an toàn thực phẩm và phân phối, tạo khả năng phục hồi tốt hơn cho chuỗi cung ứng nông sản.

Lợi thế về nông nghiệp của Việt Nam đã thu hút được đáng kể doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và các ngành liên quan. Đến nay đã có hơn 55.00 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và những lĩnh vực liên quan, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Nông nghiệp Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn và có tiếng trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới, và có những dự án FDI trong nông nghiệp trị giá gần 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh mới với nhiều thách thức, mà rõ nét nhất là biến động thị trường, biển đổi khí hậu và thay đổi trong thói quen tiêu dùng, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu đòi hỏi tiêu dùng cí tính bền vững và xanh hơn, nông nghiệp Việt Nam cần chuyển mình để đáp ứng các yêu cầu mới, trước tiên là của thị trường.

Bộ trưởng chia sẻ, hiện Bộ NN-PTNT đang dự thảo Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Bộ đang tham khảo ý kiến của các đối tác quốc tế trong việc xây dựng Chiến lược, đảm bảo Chiến lược mang hơi thở của thời đại, hướng tới một nền kinh tế nông nghiệp, dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh trong nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (ngoài cùng bên phải) cùng các Bộ trưởng tham dự cuộc Hội thảo do Thủ tướng chủ trì. Ảnh: Anh Tuấn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (ngoài cùng bên phải) cùng các Bộ trưởng tham dự cuộc Hội thảo do Thủ tướng chủ trì. Ảnh: Anh Tuấn.

Trên cơ sở đó, nông nghiệp Việt Nam sẽ chuyển mình để trở thành nhà cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững cho toàn cầu. Bộ trưởng kêu gọi các nhà đầu tư tập trung vào phát triển nông nghiệp tri thức, chế biến nông lâm thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị gia tăng cao, và logistics phục vụ chuỗi giá trị nông nghiệp.

Chia sẻ với các nhà đầu tư về tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển nông nghiệp, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và thiên tai, Việt Nam đang phải đối mặt với tổn thất và thiệt hại, những mất mát vượt ra ngoài khả năng ứng phó ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất.

Trong 30 năm qua, bình quân thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu khoảng 1,5% GDP/năm và ước tính thiệt hại có thể từ 3 - 5% GDP/năm trong thời gian tới. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân ở khu vực miền núi và ven biển, nhất là nhóm người nghèo, phụ nữ và trẻ em.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình của vùng ĐBSCL có thể tăng từ 2,5 - 3,7oC, nước biển dâng trung bình từ 0,8 – 1m, dẫn đến khoảng 39% diện tích ĐBSCL có nguy cơ bị ngập, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40,5 ngàn kilômét vuông, dân số hiện nay là hơn 21,5 triệu người, là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đóng góp chủ yếu cho việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp trên 50% xuất khẩu nông sản, thủy sản ra thế giới.

Tuy nhiên, Việt Nam xem biến đổi khí hậu vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để thay đổi định hướng chính sách, tối ưu hoá các nguồn lực đầu tư, thu hút hỗ trợ công cho ngành nông nghiệp.

Nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng “tích hợp đa giá trị”, theo hướng “công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”. Đổi mới và phát triển “thuận thiên”. Đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng “xanh”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ kỳ vọng đối với các kết quả của COP26 sẽ tạo ra hành tinh xanh hơn, hỗ trợ cho sự sống của trên 7 tỷ người dân toàn cầu. Thế giới có trách nhiệm tạo ra các hành động tập thể cho phát triển bền vững, trong đó đặc biệt lưu ý tới các vùng, quốc gia dễ bị tổn thương do thiên tai và biến đổi khí hậu. Bộ trưởng kêu gọi các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế chung tay cùng Chính phủ Việt Nam đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng nông nghiệp, vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Standard Chartered dành 8,5 tỷ USD giúp Việt Nam phát triển các dự án xanh

“Các lãnh đạo trên thế giới đang thúc đẩy các hành động liên quan đến phòng chống biến đổi khí hậu tại COP26. Đông Nam Á tiếp tục là khu vực đối mặt với nhiều rủi ro từ biến đổi khí hậu. Việt Nam đã đưa ra các mục tiêu đầy tham vọng về năng lượng tái tạo và nguồn vốn cần thiết để giúp Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế phát thải các-bon bằng 0 là rất lớn.

Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nỗ lực phát triển bền vững của Việt Nam và rất mong được hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải các-bon bằng 0”, ông Jose Vinals, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ.

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các bộ trưởng và ông Jose Vinals, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered, Standard Chartered đã trao các biên bản ghi nhớ với tổng giá trị 8,5 tỷ USD cho 3 doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các dự án phát triển bền vững.

Cụ thể, với Tập đoàn T&T, Standard Chartered tài trợ vốn cho các dự án về môi trường, xử lý chất thải, các dự án điện khí LNG và các dự án năng lượng tái tạo; với Tập đoàn Geleximco, Standard Chartered tài trợ vốn cho các dự án giấy, bột giấy và trồng rừng, dự án nhà máy điện khí LNG, dự án khu du lịch quốc tế và dự án khu logistics và cảng biển; với Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, Standard Chartered tài trợ vốn chazo dự án xây dựng trường đại học đạt tiêu chuẩn xanh.

“Lĩnh vực tư nhân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực phòng chống biến đổi khí hậu – thông qua việc cung cấp những nguồn vốn cần thiết để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường, năng lượng sạch và các lĩnh vực trọng yếu khác. Đến năm 2030, nhu cầu vốn tại châu Á là 210 tỷ USD mỗi năm và tổng số vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu này là 3.100 tỷ USD. Tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, nhu cầu vốn mỗi năm là 100 tỷ USD. Đó là lý do vì sao chúng tôi đầu tư vào Việt Nam để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững và xây dựng tương lai thịnh vượng”, ông Jose Vinals chia sẻ.

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.