| Hotline: 0983.970.780

Nữ thợ săn ong vò vẽ trong rừng U Minh

Thứ Năm 15/02/2024 , 08:19 (GMT+7)

Mùng 6 Tết, chuyến khởi hành đầu tiên trong năm mới của nữ thợ săn ong rừng Quách Kim Y ở ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau bắt đầu.

Chị Quách Kim Y gắn bó với nghề săn ong vò vẽ khoảng 4 năm nay. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, buộc chị phải lao vào cuộc sống mưu sinh với nghề đầy nguy hiểm. Ảnh: Kim Anh.

Chị Quách Kim Y gắn bó với nghề săn ong vò vẽ khoảng 4 năm nay. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, buộc chị phải lao vào cuộc sống mưu sinh với nghề đầy nguy hiểm. Ảnh: Kim Anh.

Hình ảnh cô gái trẻ 28 tuổi, lái xuồng máy đều đặn mỗi ngày vào rừng săn ong đã không còn xa lạ với người dân địa phương.

Loại ong chị Y thường tìm săn là nhộng của ong vò vẽ, loại này được biết đến có nọc độc nguy hiểm và dễ bị thu hút bởi mùi mồ hôi của con người. Trước đây, ở xứ rừng tràm U Minh, đã từng có rất nhiều trường hợp người dân bị ong vò vẽ đốt gây tổn thương, thậm chí tử vong do phá tổ ong.

Do đã vào cuối mùa ong vò vẽ, lượng ong ít dần, chị Y kết hợp săn thêm cả ong mật. Nhất là phải đến những cánh rừng ở xa để săn được sản lượng nhộng nhiều hơn. Hễ ai chỉ ở đâu có tổ ong chị cũng tìm đi cho bằng được, không quản gần xa.

So với ong mật, để săn được ong vò vẽ, chị Y có tuyệt chiêu là không sử dụng lửa và khói. Điều này cũng đảm bảo an toàn cho những cánh rừng. Mùa săn ong vò vẽ bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 12 âm lịch. Mỗi tổ ong nặng trung bình 2 – 3 kg, tổ lớn có thể nặng tới 5 – 6 kg.

Hành trình cho một chuyến đi săn ong của chị Y bắt đầu từ 5 giờ sáng đến tận chiều tối, vỏn vẹn có bộ đồ bảo hộ, dao, kéo và bao. Vượt quãng đường 30km, chị Kim Y đưa chúng tôi đến rừng U Minh để bắt đầu cho một ngày lăn lộn với ong rừng.

Xuồng máy của chúng tôi tiến tới sát bìa rừng, rồi dùng dầm chống, đưa xuồng đi vào sâu hơn trong rừng để tìm nơi trú ngụ của các bầy ong.

Mỗi tổ nhộng ong vò vẽ nặng trung bình 2 – 3 kg, những tổ lớn trọng lượng có thể lên tới 5 – 6 kg. Ảnh: Kim Anh.

Mỗi tổ nhộng ong vò vẽ nặng trung bình 2 – 3 kg, những tổ lớn trọng lượng có thể lên tới 5 – 6 kg. Ảnh: Kim Anh.

Do thạo nghề, không khó để chị Y có thể xác định được vị trí nơi các tổ ong đang “đóng quân”, đó là nhìn theo hướng gió hoặc canh lúc sáng sớm khi ong bay đi kiếm ăn để thuận tiện cho việc tìm nhộng.

Sau khi đã xác định được vị trí cần tiếp cận, chị Y mặc đồ bảo hộ, dọn dẹp cây cối để tránh cản trở lối đi. Đồng thời cầm theo dao và bắt đầu tiến sát tới tổ ong. Trong vòng 5 – 10 phút một tổ ong vò vẽ đã nằm gọn trong bao.

Cuộc thám hiểm của chúng tôi kết thúc khoảng 15 giờ chiều, thành quả thu được là hơn một ký nhộng ong, chị Y có thể kiếm được hơn 500.000 đồng.

Là nghề thiên nhiên ban tặng, nhiều may rủi, vì thế dù vất vả, thậm chí việc bị ong chích cũng là chuyện thường với cô gái trẻ này. Trung bình mỗi ngày đi săn ong, chị Y thu được khoảng 1kg nhộng ong, với ong vò vẽ bán từ 250.000 – 800.000 (tùy thời điểm). Đây là nguồn thu nhập chính để chi tiêu trong gia đình có tới 9 thành viên.

Chị Y bộc bạch, do sống gần rừng, trước đây chị chủ yếu làm nghề bẫy động vật rừng, nhưng không bền vững. Được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, chị bắt đầu lên mạng tìm hiểu về kỹ thuật săn ong rừng, rồi tự trang bị dụng cụ, để bắt đầu nghề mưu sinh mới.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, buộc lòng người thợ trẻ phải gắn bó với nghiệp mưu sinh đầy nguy hiểm này. Đôi làn vô tình bị nọc ong bắn vào mắt hay đạp trúng tổ ong, chị Y phải nằm viện triều trị dài ngày.

Giờ đây từng ngõ ngách vào rừng, hướng di chuyển, kỹ thuật săn từng loại ong đã trở thành quen thuộc với chị Y.

Thành quả sau một ngày lao động vất vả trung bình chị Y thu được khoảng 1kg tổ nhộng ong. Ảnh: Kim Anh.

Thành quả sau một ngày lao động vất vả trung bình chị Y thu được khoảng 1kg tổ nhộng ong. Ảnh: Kim Anh.

“Khu vực nào xuất hiện vài con ong bay chậm tìm mồi, tổ của nó sẽ cách đó không xa, chưa đầy 1km. Còn những con ong bay nhanh, loạn xạ, thì chắc chắn là tổ của chúng đã bị thợ khác săn mất”, chị Y chia sẻ.

“Săn ong rừng" là nghề nguy hiểm những tưởng chỉ có đàn ông khỏe mạnh mới có thể làm được, nhưng nơi xứ rừng U Minh, cô gái trẻ Kim Y đã khiến nhiều người nể phục. Mỗi ngày, an toàn vượt qua những chuyến đi săn, mang lại thành quả khá đó là mong ước của chị Y trong những ngày đầu năm mới.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Đồng Tháp cần huy động mọi nguồn lực, thế mạnh đặc trưng để bứt phá

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Đồng Tháp cần huy động mọi nguồn lực, các thế mạnh đặc trưng để bứt phá, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...