| Hotline: 0983.970.780

Núi cao mùa băng giá

Thứ Hai 04/01/2021 , 05:03 (GMT+7)

Gió lạnh từ trong các hốc núi tuôn ra cùng với mây mù và mưa phùn, báo hiệu mùa băng giá đến với vùng núi cao vô cùng khốc liệt…

Trụ sở xã Nậm Mười chìm trong sương giá. Ảnh: Thái Sinh.

Trụ sở xã Nậm Mười chìm trong sương giá. Ảnh: Thái Sinh.

Tôi theo đoàn công tác của Sở NN-PTNT Yên Bái và huyện Văn Chấn lên Nậm Mười và Sùng Đô kiểm tra việc chống rét cho đàn gia súc. Con đường lên hai xã Nậm Mười và Sùng Đô chi chít ổ trâu ổ voi. Gió lạnh từ trên núi thổi xuống từ chiều hôm qua suốt đêm không dứt.

Sau gần hai tiếng đồng hồ vật vã với con đường như ngồi trên sóng chúng tôi mới tới trụ sở UBND xã Nậm Mười, một đoạn đường bê tông dài hơn một cây số mà anh Phạm Đình Vinh, Phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đùa vui: Đã đến cao tốc của Nậm Mười rồi. Sướng!

Ấy là cách đây hơn chục năm, anh được phân công lên Nậm Mười và Sùng Đô hướng dẫn người dân phát triển cây chè vùng cao. Vẫn con đường xưa, nhưng ngày càng khó đi hơn, bởi những chiếc xe tải mua bán quế mùa mưa vừa qua đã quần nát con đường, tạo thành những rạch giao thông hào đến bây giờ đã giữa mùa khô mà vẫn còn ngập ngụa bùn đất. Nậm Mười và Sùng Đô hiện đã có hơn trăm ha chè Shan được trồng phân tán trong các khu rừng và trên nương rẫy, giúp cho bà con thêm nguồn thu từ cây chè, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

Đi từ lúc tờ mờ đất mà gần chín giờ sáng chúng tôi mới tới trụ sở xã Nậm Mười, trời mưa lép nhép, mây mù giăng kín mặt đất, trời lạnh như dao cắt nên chẳng phân biệt được mù hay mưa.

Các thôn bản đều không nhìn rõ mái nhà, Chủ tịch xã Đặng Phúc Chiêu mặc chiếc áo phao to sụ ra đón chúng tôi, anh bảo: Rét xuống nhanh quá, mới chiều hôm qua ở đây mọi người còn mặc áo ngắn tay, bây giờ đã gió lạnh như thế này rồi, đêm nay chắc xuống hai, ba độ… Tôi rút điện thoại ra xem mục thời tiết, thấy báo Nậm Mười 7oC, trên Sùng Đô lúc này chắc chỉ 5 - 6oC, rét quá.

Hành trình của đoàn công tác lên thôn Giàng Pằng của xã Sùng Đô, nơi có rừng chè đại cổ thụ tuổi đời trên 600 năm. Tháng 9/2019, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã cấp bằng công nhận quần thể 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Giàng Pằng là cây di sản Việt Nam.

Thôn Giằng Pằng nằm trên độ cao gần 1.700m, có hai con đường lên Giàng Pằng, nếu đi bộ từ Sùng Đô lên đường tuy ngắn hơn, nhưng phải mất 4 giờ leo dốc, còn đi theo đường Nậm Mười thì phải vượt 18 cây số. Đoạn đường này ô tô chỉ đi tới trụ sở xã Nậm Mười, sau đó phải đi xe máy thêm 8 cây số nữa mới tới nơi.

Phó Chủ tịch xã Sùng Đô là Giàng A Lứ được lệnh cùng một người nữa xuống Nậm Mười đón đoàn công tác lên Giàng Pằng bằng xe máy. Con đường dốc chổng ngược, trời lại đang mưa khiến đường trơn như đổ mỡ, chiếc xe máy gầm rú phun khói đen xì đánh võng trên con đường nhầy nhụa bùn đất chỉ sơ ý là cả người và xe lao xuống vực.

Đi độ gần một cây số thì chúng tôi phải dừng lại vì xe không quấn thêm xích vào lốp nên không thể leo nổi dốc đành nhìn con đường mà ngao ngán.

Lứ cho hay, khi nghe tin đoàn công tác lên Giàng Pằng, trưởng bản Giàng A Châu đã sai người mổ dê tiếp đoàn. Người miền núi là thế, nghe Lứ nói qua máy điện thoại: Mọi người cứ uống rượu đi nhé, đường trơn quá không lên được đâu, nhớ bảo mọi nhà lùa trâu trên rừng về, đêm nay trời còn rét nữa...

Đã hơn chín giờ sáng mà núi rừng vẫn ngủ vùi trong sương giá, mưa như dây bột, đất trời mờ nhòa lạnh đến thấu xương. Theo Đặng Phúc Chiêu, xã Nậm Mười có 149ha ruộng, trong đó chỉ có 50ha ở thôn Làng Cò là cấy được hai vụ, còn lại để hoang vì rét và không có nước. Vụ xuân năm nay nhiều gia đình đã làm đất, phải chờ hết đợt rét mới gieo mạ, nếu gieo sớm mạ chết rét, vào tháng ba gặp rét Nàng Bân cây lúa nghẹn đòng không trỗ nổi.

Đàn bò nhà ông Nguyễn Danh Tôn. Ảnh: Thái Sinh.

Đàn bò nhà ông Nguyễn Danh Tôn. Ảnh: Thái Sinh.

Nậm Mười có 382 con trâu, 60 con bò, nhiều gia đình nghe thông báo có đợt rét dài đã lùa hết trâu bò về chuồng từ chiều hôm qua rồi. Ông Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch huyện Văn Chấn cho biết: Đàn gia súc của huyện có 93.605 con, trong đó đàn trâu 15.945 con, đàn bò 6.693 con tập trung ở các xã vùng cao Sơn Lương, Gia Hội, Nậm Búng, Tú Lệ.

Người dân Văn Chấn còn nhớ đợt rét kéo dài 41 ngày năm 2008 đã đốn gục đàn trâu bò của Văn Chấn thảm khốc, chết như ngả rạ, nhiều gia đình chết 5 - 7 con không còn một con nào. Tỉnh Yên Bái có hơn 1.500 trâu bò chết, thì Văn Chấn có 463 con bị chết rét.

Ông Nguyễn Danh Tôn chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Thái Sinh.

Ông Nguyễn Danh Tôn chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Thái Sinh.

Chúng tôi rẽ vào nhà ông Nguyễn Danh Tôn, thôn Nậm Mười, ông Tôn là hộ người Kinh duy nhất sinh sống ở đây. Hỏi ra ông lên đây thu mua chè của bà con rồi bán lại cho các đầu mối của các nhà máy chè dưới Văn Chấn, Nghĩa Lộ từ hơn 10 năm trước. Mới đầu chỉ tá túc vài tháng vụ thu hái chè, sau đưa vợ con lên giúp làm cơm nước, cuối cùng thì ở hẳn thành người bản địa, nói tiếng Mông như gió.

Gia đình ông Tôn có 19 con trâu bò, ông cho người dân nuôi chia 7 con trâu và 3 con bò, còn đang nuôi 7 con bò, đều là giống bò lai Sind. Các hộ nuôi chia đều cam kết không để trâu bò chết đói chết rét, đàn bò nuôi chia đã sinh được 3 con bê, còn đàn trâu chắc cuối năm 2021 sẽ sinh vài con.

Ông Tôn mua mấy mảnh nương trồng cỏ voi của người dân ở đây, mảnh nhỏ giá 300 ngàn đồng một năm, mảnh to giá 400 - 600 ngàn đồng. Tính ra tiền mua cỏ voi một năm khoảng 2 triệu đồng. Những ngày đông tháng giá không lùa trâu bò ra đồi được ông đi cắt cỏ voi và nấu cám cho bò ăn. Nhiều người dân ở đây cũng học ông nuôi trâu bò bán chăn thả.

Chủ tịch xã Đặng Phúc Chiêu bảo: Giá bán mỗi con bò ở đây là 20 triệu, mặc dù mùa đông năm 2008 Nậm Mười không để chết rét con trâu bò nào, nhưng người dân đã nhìn thấy trâu bò chết rét ở dưới Sơn Lương, Nậm Búng nên mọi người đều cảnh giác giữ ấm cho trâu bò…

Rừng quế tiền tỷ ở xã Nậm Mười. Ảnh: Thái Sinh.

Rừng quế tiền tỷ ở xã Nậm Mười. Ảnh: Thái Sinh.

Người dân Nậm Mười mấy năm nay không bị đói là do trồng quế, cả xã có 1.200ha quế, nhà ít vài ha, nhà nhiều cả chục ha. Do lá quế cũng bán được, đến năm thứ ba người trồng quế tỉa cành lá bán lấy tiền.

Dẫn chúng tôi thăm rừng quế của cựu bí thư xã Nậm Mười nằm trên đường lên Păng Cáng, Đặng Phúc Chiêu bảo: Khu rừng quế này trồng gần hai chục năm rồi, đã có người trả tiền tỷ nhưng bác ấy chưa bán đâu… Nhìn rừng quế lá xanh đen ngủ vùi trong giá lạnh, tôi chụp vội mấy bức ảnh vì mưa và rét quá làm ngón tay cóng không co ruỗi nổi.

Trưởng đoàn công tác, ông Nguyễn Đức Điển - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Yên Bái ướt lướt thướt từ trong rừng quế đi ra bảo Phó Chủ tịch huyện Nông Ích Chấn: Hiện chưa có cây rừng nào thay thế cây quế giúp người dân vùng cao ổn định cuộc sống và làm giàu. Nhưng nếu đưa cây dược liệu lên đây trồng sẽ giúp nhiều hộ có thêm thu nhập, nhưng còn đất để doanh nghiệp họ thuê trồng dược liệu không? Ông Chấn bảo còn, nhưng phải thuê của người dân thôi…

Bà Ngân Thị Xuân cho trâu ăn. Ảnh: Thái Sinh.

Bà Ngân Thị Xuân cho trâu ăn. Ảnh: Thái Sinh.

Chúng tôi phải xuống núi, đành thất hẹn với Giàng Pằng, lòng hứa sẽ trở lại vào một ngày không xa. Xuống đến Sơn Lương cũng đã muộn, nhưng trời còn rét lắm, đoàn vào nhà bà Sa Thị Giang ở bản Giõng, nhà bà có 4 con trâu thì đã bán 2 con để làm nhà, một con bà cho gia đình thông gia nuôi để lấy nghé, giờ bà chỉ nuôi một con. Bà chỉ con trâu bảo: Ăn tết xong thì con trâu này đẻ, rét quá không thả đâu…

Người dân dự trữ thức ăn cho trâu bò mùa đông. Ảnh: Thái Sinh.

Người dân dự trữ thức ăn cho trâu bò mùa đông. Ảnh: Thái Sinh.

Cạnh nhà bà Giang là bà Ngân Thị Xuân nuôi 5 con trâu, trong đó có 2 con mẹ, từ chiều qua bà dắt trâu vào chuồng che bạt giữ ấm cho chúng, bà bảo nếu còn rét nữa thì tối phải đốt trấu sưởi cho chúng nó đấy… Hỏi ra mới biết mùa đông 2008 nhà bà chết mấy con, nên bây giờ bà chả dại gì thả trâu trên rừng nữa.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Mù Cang Chải thu hút khách du lịch suốt bốn mùa

YÊN BÁI Với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi non trùng điệp cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc, Mù Cang Chải là điểm đến hấp dẫn du khách 4 mùa trong năm.