| Hotline: 0983.970.780

Nước mắt tràn xóm nghèo đón thi thể 'hiệp sĩ' đường phố trở về đất mẹ

Thứ Ba 15/05/2018 , 14:54 (GMT+7)

Khoảng 3 giờ sáng 15/5, chiếc xe cứu thương đưa thi thể “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Thôi về đến quê nhà. Giữa đêm khuya khoắt mà xóm nghèo Chánh Thiện như bừng thức bởi tiếng khóc, bởi nước mắt của người thân...

Từ chiều 14/5, căn nhà của ông Nguyễn Bỉ (SN 1950) ở xóm Chánh Thiện, thôn Chánh Khoan Tây, xã Mỹ Lợi (huyện Phù Mỹ, Bình Định) đã chật ních người dân địa phương tập trung đón thi thể của anh Nguyễn Văn Thôi (42 tuổi), con trai ông Bỉ, 1 trong 2 “hiệp sĩ” đường phố bị bọn cướp đâm tử vong trong lúc anh Thôi cùng đồng đội đang ngăn chặn, truy bắt bọn cướp đang “ăn” xe SH trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, Quận 3 (TP HCM) xảy ra vào tối 13/5.

14-13-13_1
Ông Nguyễn Bỉ, cha anh Thôi, bên quan tài của con

Khoảng 3 giờ sáng 15/5, chiếc xe cứu thương đưa thi thể “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Thôi về đến quê nhà. Giữa đêm khuya khoắt mà xóm nghèo Chánh Thiện như bừng thức bởi tiếng khóc, bởi nước mắt của người thân, bạn bè và hàng trăm người dân địa phương khóc thương cho cái chết đầy trượng nghĩa của anh Thôi.

Sáng 15/5, PV NNVN đã có mặt tại căn nhà là nơi “chôn nhau cắt rốn” của anh Thôi nằm giữa một vùng quê nghèo. Không khí tang thương bao trùm căn nhà nhỏ, lan tỏa khắp xóm làng. Hàng trăm gương mặt nông dân nặng trĩu do thức trắng đêm, do không ngớt rơi nước mắt khóc thương cho chàng trai đoản mệnh vốn đã có cuộc đời ngắn ngủi chẳng mấy hạnh phúc.

Bà Nguyễn Thị Bảy, người dân xóm Chánh Thiện, kể chuỵện trong nước mắt: “Từ nhỏ nó đã khổ. Nhà nghèo quá nên Thôi phải tha phương cầu thực, vào tận Sài Gòn kiếm kế mưu sinh. Nó đi từ nhỏ nên bà con chòm xóm ít được gặp mặt. Mỗi khi về quê thăm cha mẹ, nó thường đi thăm bà con láng giềng. Nó là thằng con trai lành hiền, tốt tính. Năm trước nó có về thăm quê, lần đó nó đem ra khoe cái “giấy khen bắt cướp”, thanh niên trai tráng trong làng ai cũng nể phục, người cao niên thì vừa mừng vừa lo cho nó, bởi ít nhiều cũng hiểu “bắt cướp” là công việc luôn đối mặt với nguy hiểm. Ai ngờ bây giờ cái công việc “bắt cướp” đã cướp đi sinh mạng của nó. Thôi chết giữa đường giữa sá trong lúc bắt cướp, thấy thương nó quá. Cái chết của nó khiến bà con dân làng ai cũng tiếc thương, và cũng cảm thấy tự hào vì có người con quê hương đã dám hi sinh mạng sống vì việc nghĩa. Đó là tấm gương để thanh niên trong địa phương phải học hỏi, noi theo”.

Cùng đứa con trai 10 tuổi theo xe tang đưa thi thể chồng về an táng tại quê hương, nơi đã sinh ra “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Thôi, chị Nguyễn Thị Thanh Dung (41 tuổi), vợ anh Thôi, nghẹn ngào: “Vì hoàn cảnh, 2 vợ chồng tôi đã ly hôn, nhưng tôi vẫn biết anh Thôi rất thương mẹ con tôi. Những lúc rảnh rỗi, thường nhất là những ngày cuối tuần, anh Thôi đến đưa con trai đi chơi, cho con ăn uống những món con thích. Trước khi cưới nhau, anh ấy chịu khó làm ăn lắm, từ đạp xích lô, chạy quán phở, rửa xe, chạy xe ôm.

14-13-13_2
Chị Nguyễn Thị Thanh Dung, vợ anh Thôi, cùng con trai về đưa tang chồng

Trong quãng thời gian chạy xe ôm, anh ấy thường chứng kiến cảnh cướp bóc giữa đường, nên đã tham gia vào đội bắt cướp. Thấy công việc anh đang làm nguy hiểm đến tính mạng, tôi nhiều lần khuyên ngăn nhưng chồng tôi bảo đó là tấm lòng muốn giúp người, là niềm đam mê ngăn chặn cái ác của anh, tôi đành chịu. Tuy nhiên, nhiều lần chồng tôi về nhà khoe bắt được bọn cướp, đòi lại tài sản cho người dân, tôi thấy lòng mình cũng vui. Nhưng giờ đây, anh ấy đã không còn, không biết rồi mai đây tôi phải lo cho con ăn học thế nào khi không còn anh ấy phụ giúp”.

Im lặng một lát để nuốt cơn nấc nghẹn, chị Dung òa khóc, nói trong nước mắt: “Tôi mong anh ấy sống khôn thác thiêng giúp cho tôi có đầy đủ sức khỏe để làm lụng nuôi con ăn học đến nơi đến chốn”.

14-13-13_3
Bằng khen “bắt cướp” của anh Thôi do UBND quận Tân Bình (TP HCM) tặng

Mẹ anh Thôi, bà Nguyễn Thị Ô (68 tuổi) trở nên thất thần từ khi nghe tin con mình bị cướp đâm chết. Suốt 2 đêm 1 ngày thức trắng chờ nhận thi thể con, cơ thể già của bà Ô như không còn đủ sức để chịu đựng nỗi đau, bà đi đứng liêu xiêu như có thể đổ sụm bất cứ lúc nào. Bà Ô nghẹn ngào nói: “Khi nghe con tui nói nó tham gia đội bắt cướp, vợ chồng tui đã nhiều lần nhỏ to khuyên can nó vì công việc này rất nguy hiểm đến tính mạng. Nó chỉ nghe chứ không nói đi nói lại lời nào...”.

Ông Hà Văn Hài, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lợi, cho biết từ chiều 14/5 chính quyền địa phương đã đến thăm, an ủi, động viên gia đình anh Thôi, đồng thời hỗ trợ trước mắt cho gia đình nạn nhân 1 triệu đồng để lo việc mai táng. “Chúng tôi sẽ tích cực vận động bà con địa phương chung tay hỗ trợ để lo việc mai táng cho anh Thôi thật chu toàn”, ông Hài nói.

14-13-13_4
Đông đảo người dân địa phương đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân
“Chiều nay 15/5, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hồ Chí Minh và Quận ủy, HĐND, UBND Quận 3 (TP HCM) sẽ về thăm gia đình anh Nguyễn Văn Thôi. Cũng trong chiều 15/5 lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng sẽ đến thăm, động viên gia đình nạn nhân và viếng đám tang anh Thôi”, ông Hà Văn Hài, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lợi, cho biết.

Tại buổi họp báo sáng nay tại TP. HCM, Thiếu tướng Phan Anh Minh (Phó giám đốc Công an TP HCM) đánh giá vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây mất mát đau thương không chỉ cho gia đình nạn nhân, mà còn là nỗi đau của lãnh đạo UBND và Công an thành phố.

Tướng Minh cho biết, UBND TP cam kết đài thọ tất cả chi phí điều trị và mai táng cho các “hiệp sĩ” gặp nạn. CA Thành phố sẽ xem xét thiệt hại và hoàn cảnh của 2 người đã hi sinh, 3 người bị thương để hỗ trợ đền bù tương xứng, đặc biệt ai có con chưa thành niên và người già. Làm sao có được nguồn vốn lâu dài để chăm sóc người già và trẻ chưa thành niên của các gia đình hiệp sĩ bị nạn... (TA)

 

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...