| Hotline: 0983.970.780

Nước ngọt không còn là kho báu vô tận

Thứ Sáu 02/09/2016 , 08:01 (GMT+7)

Ở Úc, Hoa Kỳ… sử dụng nước cho trồng trọt hay chăn nuôi phải trả tiền. Ở Thái Lan, khi bị hạn hán, cả đội bay Hoàng Gia làm mưa nhân tạo. Chúng ta không có điều kiện như Thái Lan nên khôn ngoan nhất là phải thay đổi.

Lời cảnh báo từ nguồn nước

Năm nay, ở vùng ĐBSCL sau rằm tháng bảy, không còn hình ảnh “nước nhảy khỏi bờ”. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động rất mạnh của BĐKH. Riêng ĐBSCL vừa trải qua mùa khô khắc nghiệt nhất, ảnh hưởng nặng nề nhất trong vòng 90 năm trở lại đây, hiện nay hậu quả vẫn chưa được khắc phục.

22-54-24_gs-ts-vo-tong-xun-nh-cl
GS.TS Võ Tòng Xuân

 

Hậu quả phát thải khí nhà kính, nguồn gốc tạo tiềm thế hâm nóng toàn cầu (GWP) diễn ra từ: Nhà máy điện (chiếm 21,3%), hoạt động sản xuất công nghiệp (16,8%), xăng dầu giao thông (14%), phụ phẩm nông nghiệp (12,5%); nhiên liệu hóa thạch thu hồi, chế biến, phân phối (11,3%), khí thải từ nhà ở, chợ và nơi sinh hoạt khác (10,3%), trồng trọt chăn nuôi và đốt sinh khối (10%) và tiêu hủy xử lý rác (3,4%)... Nhìn chung trái đất của chúng ta trong năm qua lượng mưa ít hơn, khô hạn trầm trọng khiến nhiều lục địa, nhất là Bắc Mỹ, Úc, Đông Á, Nam Á (Ấn Độ) và Nam Phi chịu thiệt hại mùa màng rất nặng nề…

Theo TS. R.K. PACHAURI, Chủ tịch IPCC (Hội đồng BĐKH Quốc tế), do thay đổi dạng mưa, độ mặn trong nước sông và nước ngầm sẽ tăng vì mực nước biển tăng và con người khai thác quá mức (lãng phí nước ngọt), khối băng giá tan ít khiến giảm lưu lượng dòng sông. Ước đoán số người bị ảnh hưởng vì thiếu nước ngọt vào năm 2020 sẽ là 120 triệu đến 1,2 tỉ ở châu Á; 75 đến 250 triệu ở châu Phi và 12 đến 81 triệu ở Mỹ Latinh.

Ở các vùng ven biển, đến năm 2080 vùng đất sinh sống của hàng triệu người dân ven biển sẽ bị ngập vì nước biển dâng, bị thiệt hại nhiều nhất là người dân các thành phố lớn của châu Á và châu Phi, trong khi các đảo quốc sẽ bị ngập. Sinh thái bờ biển sẽ bị tiêu diệt, ảnh hưởng đến công nghiệp nuôi trồng thủy sản.

Trong khi đó Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính Mekong, theo Bangkok Post, từ mùa khô năm 2010, BĐKH đã khiến một số vùng khô hạn. Giữa tháng 7/2015 vùng Đông Bắc Thái Lan bị hạn hán tàn phá. Có đập nước đã khô cạn đáy, Chính phủ Thái Lan ra lệnh cho nông dân dừng bơm nước tưới cây trồng. “Nếu không có nước, lúa sẽ chết”, nông dân phản ứng. Tại Nong Khai, máy bơm công suất lớn được lắp đặt để lấy nước từ sông Mekong. Riêng vùng Huay Luang lấy nước từ tháng 3.

Các công trình ở Lào, Thái Lan - đặc biệt, chương trình chuyển nước Kong Loei Chi Mun sẽ tác hại rất lớn tới ĐBSCL.

 

Giải pháp và mô hình thích ứng

ĐBSCL cần có chiến lược thích ứng BĐKH như: Tăng khả năng chịu đựng và phục hồi của hệ thống, khai thác nhiều khả năng thích ứng với hạn hán, nước mặn (biển dâng) và sử dụng nước ngọt quí hiếm một cách thật tiết kiệm và thông minh, hiệu quả; Tăng nguồn vốn xã hội, bảo vệ không bị ngập vì nước dâng bất ngờ; cần kết hợp biện pháp thích ứng vào hệ thống chính sách phát triển và hành động.

Theo đó, phục hồi rừng ngập mặn ven biển và bảo tồn đa dạng sinh học của vùng nhằm tăng cường khả năng phục hồi môi trường, giảm tổng lượng đóng góp BĐKH quốc gia, tạo ra tài sản cộng đồng có giá trị, sản phẩm du lịch và kể cả có thêm những tác nhân triệt tiêu ô nhiễm có thể bán qua “cơ chế phát triển sạch".

22-54-24_bdkh-kenh-rch-kho-cn-o-dbscl
Đồng lúa và kênh rạch ở ĐBSCL (Ảnh: HĐ)

 

Các nhà hoạch định chính sách cần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tốt trong việc xây dựng khu vực bao đê để trồng cây ăn quả có giá trị thay cây lúa; xây dựng đê bao quanh khu dân cư. Các nhà hoạch định chính sách cần đầu tư cho nghiên cứu tốt hơn để tìm những hệ thống canh tác tổng hợp thích nghi; chọn tạo giống cây trồng cho khả năng chịu nhiệt, ngập nước và độ mặn; kháng được những loài côn trùng và bệnh mới.

Với góc nhìn sinh thái nông nghiệp, mỗi nông hộ có thể thực hiện hệ thống canh tác tổng hợp, từ hệ thống canh tác tổng hợp bền vững bằng cách cải tiến tập quán canh tác giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp (không đốt rơm, sử dụng rơm và gốc rạ nuôi trâu bò, lấy phân bò ủ thành phân hoặc dùng cho biogas hoặc sản xuất nấm rơm chấm dứt lạm dụng phân bón và nông dược); Áp dụng phương pháp sạ khô lúa HT sớm rồi cấy lấp thêm vụ lúa trung mùa chính vụ…

Nông dân ĐBSCL có thể áp dụng theo hệ thống canh tác lúa (mùa mưa) - tôm (mùa nắng) kết hợp trồng dừa ở vùng mặn. Đối với nông dân nuôi thủy hải sản, chuyển đổi nuôi tôm tự phát sang nuôi tôm đúng kỹ thuật GAP (như tại Nam Sumatra, Indonesia).

Trong chăn nuôi, nông dân cần trữ rơm cho bò, trâu. Dùng thêm cỏ, những vật liệu làm thức ăn gia súc như lá khoai lang, khoai mì, rau muống, chùm ngây, lá mít; làm hầm ủ biogas chuyển hóa phân chuồng thành phân hữu cơ. Đưa phân bò pha loãng vào tưới lên trùn quế trong nhà làm phân bón cây trồng.

Những nông dân cố cựu ở ĐBSCL đã từng biết cách giữ nước ngọt của mùa mưa để sử dụng cho mùa khô. Nhưng ngày nay nguồn nước ngọt không còn là kho báu vô tận.

22-54-24_dong-lu-v-kenh-rch-o-dbscl-nh-hd
Đồng lúa và kênh rạch ở ĐBSCL (Ảnh: HĐ)

 

Theo tôi, nhờ chính sách phát triển trồng lúa chúng ta vươn vai đứng dậy thành đất nước xuất khẩu gạo đứng có thứ hạng cao trên thế giới (1989), lẽ ra sau đó phải có chính sách chuyển đổi để sự phát triển bền vững hơn. Chúng ta phải chuyển đổi tư duy và hành động để phát triển hệ thống canh tác mới phù hợp với hoàn cảnh mới, đem lại lợi tức chính đáng cho nông dân, giải phóng bà con mình thoát khỏi nghèo túng và bảo vệ môi trường tốt hơn. Chuyển đổi qua những cây trồng vật nuôi khác có giá trị hơn cây lúa ở vùng mặn, vùng ngọt, đáp ứng yêu cầu và xu hướng tiêu dùng của thị trường.

Nhận thức lại từ khâu quản lý nhà nước, tổ chức quy hoạch, hỗ trợ nông dân chuyển đổi, chọn lựa cây trồng vật nuôi thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu… Các nhà khoa học nói khá nhiều, rất tập trung và lẽ ra chúng ta phải thay đổi chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó có chính sách phát triển cây lúa từ lâu chứ không phải đến tận hôm nay mới bàn tới.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm