| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá điêu hồng công nghệ cao ở Vĩnh Long

Thứ Bảy 09/01/2021 , 20:11 (GMT+7)

Mô hình nuôi cá điêu hồng công nghệ cao được Công ty C.P Việt Nam chuyển giao kỹ thuật đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thành công cho ra sản phẩm sạch.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản tham quan mô hình nuôi cá điêu hồng công nghệ cao tại Vĩnh Long. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản tham quan mô hình nuôi cá điêu hồng công nghệ cao tại Vĩnh Long. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 9/1 Tổng Cục Thủy sản kết hợp Công ty C.P. Việt Nam đến thăm mô hình của trang trại nuôi cá điêu hồng công nghệ cao của ông Đỗ Văn Nghĩa ở xã Phước Hậu, huyện Long Hồ (Vĩnh Long).

Ông Đỗ Văn Nghĩa, chủ trang trại nuôi cá điêu hồng ứng dụng công nghệ cao cho biết: Gia đình làm nghề nuôi cá nước ngọt nhiều năm qua, đã từng nuôi nhiều loại cá khác nhau, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Năm 2020, ông Nghĩa được Công ty C.P Việt Nam, đầu tư chuyển giao kỹ thuật từ con giống, đến thức ăn để thực hiện mô hình nuôi cá điêu hồng trên ao nổi lót bạt với tổng diện tích 5.000m2 được chia ra 12 ao nuôi. Bình quân, mỗi ao nuôi rộng từ 150-200m2, mật độ thả từ 50-56 con/m3, được áp dụng kỹ thuật nuôi chia theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1, lúc thả con giống đến 30 ngày sau nuôi, chuyển sang giai đoạn 2 tiếp tục nuôi dưỡng thêm 30 ngày và kế tiếp nuôi giai đoạn 3, đây là giai đoạn nuôi lên cá thịt. Bình quân, một vụ nuôi cá điêu hồng công nghệ cao khoảng 5 tháng, cá đạt trọng lượng từ 500-600 gram/con, đạt năng suất khoảng 31-32 kg/m3/vụ.

Cá điêu hồng nuôi trong bể lót bạt được áp dụng kỹ thuật nuôi chia theo 3 giai đoạn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cá điêu hồng nuôi trong bể lót bạt được áp dụng kỹ thuật nuôi chia theo 3 giai đoạn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nghĩa, kỹ thuật nuôi cá điêu hồng công nghệ cao giúp giảm chi phí từ 10-15% so với nuôi cá điêu hồng trong lòng bè trên sông, rạch. Đồng thời cho ra sản phẩm cá đạt chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

"Đây là mô hình mới cần nhân rộng ở khu vực ĐBSCL, hướng đến sản xuất cá điêu hồng chất lượng cao có truy xuất nguồn gốc khi đến bàn ăn", ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản.

Ông Werapong Phuntongpet, Giám đốc kỹ thuật cá nước ngọt Việt Nam, Công ty C.P Việt Nam cho biết: Mô hình nuôi cá điêu hồng công nghệ cao được C.P Việt Nam chuyển giao kỹ thuật đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long. Trước mắt đã đem lại thành công vì chủ động nguồn thức ăn bằng công nghiệp và kiểm soát được nguồn nước nuôi trong hồ bằng hệ thống máy móc hiện đại. Từ đó giúp cá mau lớn, tỷ lệ sống cao và ít dịch bệnh hơn so với nuôi cá theo truyền thống khoảng 80-85%. Từ cách làm này, một năm có thể sản xuất nhiều vụ nuôi, để chủ động nguồn nguyên liệu lớn để đáp ứng theo yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết: Hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn mặn xâm nhập sâu vào các vùng nước ngọt. Bên cạnh đó nuôi cá truyền thống trên sông rạch gặp khó khăn về kiểm soát dịch bệnh và nguồn nước. Vì vậy, việc đầu tư áp dụng kỹ thuật nuôi cá điêu hồng công nghệ cao trong hồ nổi tròn lót bạt và không sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi là bước tiến. Đặc biệt đây là mô hình tự động hóa khép kín không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và có điều khiển bằng máy móc. Trong đó, ứng dụng phần mềm điện thoại di động để kiểm soát trong quá trình nuôi cá.

Bình quân, một vụ nuôi cá điêu hồng công nghệ cao khoảng 5 tháng, cá đạt trọng lượng từ 500-600 gram/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bình quân, một vụ nuôi cá điêu hồng công nghệ cao khoảng 5 tháng, cá đạt trọng lượng từ 500-600 gram/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Luân cũng đề nghị người nuôi cá điêu hồng công nghệ cao cần tận dụng nguồn nước thải để trồng rau thủy canh, vừa làm sạch môi trường mà còn giúp tăng thêm thu nhập từ rau. Trong tương lai mô hình này có thể mở rộng nuôi trong các nhà hàng, quán ăn ở đô thị vừa thu hút thực khách đến xem cá và thưởng thức cá, rau.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất