| Hotline: 0983.970.780

Nuôi dê bằng thảo dược nhàn tênh, nhanh giàu

Thứ Ba 10/12/2019 , 08:18 (GMT+7)

Từng có việc làm và thu nhập ổn định nhưng khát vọng làm giàu đã hối thúc anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Như Lân, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên) quyết định về quê đầu tư trang trại chăn nuôi dê.

Sở dĩ anh Tuấn chọn con dê để khởi nghiệp làm giàu, vì dê là gia súc đặc sản, dễ nuôi, ít bệnh, phàm ăn, chi phí chăn nuôi thấp, hiệu quả sản xuất cao, có thể chăn thả để dê tự kiếm ăn hoặc nhốt chuồng cho ăn bán công nghiệp.

Nhờ vậy, chỉ sau gần 2 năm nuôi 50 con dê hậu bị bố mẹ, anh Tuấn đã nhân rộng được đàn dê lên hơn 400 con các loại. Từ giữa năm 2017 đến nay đã được bán dê giống và dê thịt, thu lãi bình quân gần 500 triệu đồng/năm, chưa kể nguồn thu từ bán phân dê cũng được vài chục triệu đồng. Chất thải này ủ kỹ với chế phẩm sinh học, rất phù hợp bón các loại hoa, cây cảnh.

Đàn dê về chuồng.

Đạt được thu nhập cao như trên là do, anh Tuấn biết khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của làng quê, có nhiều cỏ non, lá cây mọc sẵn ven đường, bờ ruộng và gần trục các kênh sông... để chăn thả cho dê chủ động tìm ăn.

Đặc biệt, trong quá trình chăn nuôi, anh Tuấn còn cho dê ăn thêm một số lá cây thảo dược như cỏ ngọt, cỏ xước, đinh lăng, khổ sâm, kim ngân, ngưu tất, hồng ngọc, bồ công anh... vừa giúp tăng cường khả năng kháng bệnh cho dê, vừa gia tăng chất lượng thịt dê thương phẩm.

Nhờ cách chăn nuôi này, các loại dê của anh Tuấn bao giờ cũng bán được giá cao hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường từ 10-15%, thậm chí còn đắt hơn nhiều loại dê thịt ở miền núi đưa về.

Kiểm nghiệm thực tế chăn nuôi anh Tuấn đã rút ra: Dê là loại ăn tạp, bên cạnh ăn các loại cỏ non là chính, dê còn ăn cả các lá cây chuối, táo, mít, ổi, xoài, mía, ngô, vối, dâu, so đũa, dâm bụt, sung, lộc vừng, bạch đàn, xà cừ, sanh, si... Đây chính là một trong những lý do để anh Tuấn bổ sung cho dê ăn thêm các lá cây thảo dược nói trên.

Dê đực được nhốt riêng.

Anh Tuấn còn bật mí: Nuôi dê rất nhàn, không bị áp lực thời gian lao động, tiết trời mát mẻ mới mang dê đi chăn, mưa gió, nắng nóng hoặc giá lạnh lùa dê về chuồng, mỗi ngày chỉ cần thả cho dê kiếm ăn 5-6 tiếng là đủ, 2 lao động cỏ thể quản lý được đàn dê 400-500 con, trong đó 1 người chuyên đi chăn, 1 người chuyên tẩy dọn vệ sinh chuồng trại.

Tham quan cơ ngơi khởi nghiệp làm giàu của anh Tuấn chúng tôi thấy: Trang trại ở đây được bố trí rất ngăn nắp và khoa học, có cây xanh chắn gió che nắng, có hồ nước điều hòa tiểu khí hậu, có giàn phun mưa trên mái trại và chuồng sàn cho dê ở, trong đó phân thành nhiều ngăn nhốt riêng dê đực, dê cái, dê thịt và dê nuôi hậu bị, ngoài ra còn có chế phẩm vi sinh để xử lý chất thải chăn nuôi. Nhờ vậy khắp trong và ngoài trại chăn nuôi luôn thân thiện môi trường, sạch sẽ, thoáng mát và không có mùi hôi thối khó chịu.

Nuôi nhốt dê trên sàn.

Mặc dù thường xuyên cho dê ăn thêm lá cây dược liệu, anh Tuấn vẫn định kỳ tẩy giun sán, vacxin phòng dịch đúng lịch thú y trên các bệnh chính (lở mồm long móng, tụ huyết trùng, hoại tử ruột và bệnh đậu). Tránh chăn thả dê ở các khu vực mới phun thuốc trừ cỏ.

Cho dê uống nước sạch sau mỗi lần đi chăn về. Các dụng cụ máng ăn, nước uống đều được tẩy rửa sạch sẽ thường xuyên. Vào các ngày thời tiết khắc nghiệt, không thể đưa dê ra chăn thả ngoài đồng, cần cho dê ăn cám viên công nghiệp chuyên dùng, kết hợp với một số lá cây đã giới thiệu ở phần trên.

Được biết, khi thấy anh Tuấn nuôi dê nhanh giàu, một số hộ ở thôn Lại Ốc (trong xã) đã đến tham quan học tập mô hình và mua con giống về đầu tư chăn nuôi.

“Thịt dê là thực phẩm sạch và bổ dưỡng, nên giá chỉ có tăng hoặc ổn định chứ chưa bao giờ giảm. Theo đó trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng qui mô chuồng trại, nâng số lượng dê nuôi thường xuyên lên 600-700 con, kết hợp giữa chăn thả tự nhiên với nhốt chuồng nuôi thâm canh”, anh Tuấn cho hay.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm