| Hotline: 0983.970.780

Nuôi giun để làm đất cho cây bưởi

Thứ Năm 07/11/2019 , 09:01 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Oánh ở khu Đồng Bưởi, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) kể lại, từ năm 2006 dự án trồng bưởi của tỉnh Hà Tây (cũ) sản xuất không có sự đồng nhất về kỹ thuật chăm sóc khiến cây có năm ra quả, có năm không (hiện tượng bưởi đặt vòng-PV), nhà ít quả, nhà nhiều.

09-18-42_npt_2
Bưởi Diễn Chương Mỹ đảm bảo an toàn.

Từ khi tham gia phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung của thành phố, bà con đã thử nghiệm ứng dụng sản xuất hữu cơ bằng cách nuôi giun và vi sinh vật có lợi để chúng làm tơi xốp đất, không dùng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học mà dùng các phụ phẩm nông nghiệp tự ngâm, ủ để bón.

Nhờ đó mà mã quả ngoài khi chín vàng tươi, ít tỳ vết, chất lượng múi bưởi thơm ngon, thời gian bảo quản cũng được lâu hơn so với cách bình thường.

HTX Núi Bé có 12 thành viên với 15,5ha bưởi Diễn cùng áp dụng kỹ thuật kỹ thuật tương tự và cùng xây dựng nghiệp vụ bán hàng, tem nhãn truy xuất nguồn gốc và tiếp thị sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chương Mỹ: Từ năm 2015 đến nay hội thường xuyên tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi đất canh tác cho giá trị thấp sang sản xuất cây ăn quả có múi mà đặc biệt là bưởi Diễn. Để tránh tình trạng “bưởi đặt vòng” theo vụ, hội hướng dẫn cho các nhà vườn áp dụng kỹ thuật tỉa cành chăm sóc sau thu hoạch, thụ phấn bổ sung, thụ phấn chéo giúp cho quả tỷ lệ đậu cao và đều chứ không để bưởi thụ phấn tự nhiên như trước nữa.

Năm 2017 Cục Sở hữu trí tuệ đã công nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi Diễn Chương Mỹ. Liên tục từ đó đến nay huyện Chương Mỹ có sự chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí của thành phố Hà Nội đã giúp nông dân đăng ký và dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm bưởi Diễn.

Theo ông Hùng, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nên số lượng quả sai hơn, chất lượng ngon và bảo đảm cho người tiêu dùng. Cùng với đó, huyện còn giúp nông dân quảng bá hàng hoá, như: Tổ chức tuần lễ bưởi Chương Mỹ tại Trung tâm triển lãm nông nghiệp ở đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội và tại một số hội chợ khác.

Giá trị quả bưởi tăng cả về chất lượng, mẫu mã nên gần đây có nhiều doanh nghiệp, cá nhân đặt hàng tiêu thụ. Phấn đấu đến hết năm 2019 Chương Mỹ sẽ hỗ trợ nông dân dán tem truy xuất nguồn gốc cho khoảng gần 600ha.

Quay trở lại với câu chuyện của chủ vườn Nguyễn Văn Oánh, theo ông năm 2017 - 2018 nhờ sản xuất theo quy trình hữu cơ và dán tem truy xuất nguồn gốc nên giá hàng hoá ổn định. Năm nay, sản lượng trái tăng khoảng 15 - 20% nhưng giá bán vẫn giữ như năm trước từ mức 22.000 - 25.000 đồng/quả. Đặc biệt, với 2.000m2 trồng bưởi của gia đình ông không phải bán ra ngoài thị trường mà đều được doanh nghiệp thu mua xuất bán trong siêu thị. Tính ra trung bình mỗi ha chuyên canh bưởi Diễn năm nay gia đình ông cũng như nông dân Chương Mỹ thu về xấp xỉ 1 tỷ đồng.

09-18-42_npt_1
Nhờ nuôi giun làm tơi xốp đất mà bưởi Diễn Chương Mỹ khi chín vàng tươi, ít tỳ vết, chất lượng múi bưởi thơm ngon, thời gian bảo quản cũng được lâu hơn.

Cũng giống ông Oánh, bà con HTX Núi Bé năm nay trồng theo quy trình VietGAP đã có siêu thị đạt hàng mua. Phần lớn sản phẩm của HTX vẫn bán ra thị trường theo kênh lái buôn nhưng giá trị mỗi trái bưởi đã tăng 5.000 đồng/quả so với năm trước, dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/quả. Nhờ đó thu nhập của xã viên HTX Núi Bé cũng tăng từ 15 - 20% so với năm trước và tương đương với mức thu của gia đình ông Oánh.

Ngoài ra, dự kiến cuối năm HTX Núi Bé còn đóng hộp cho bưởi Diễn bán phục vụ nhu cầu quà Tết. Mỗi hộp mẫu mã đẹp có 3 quả bán 150.000 đồng/quả. Như vậy, giá trị đã gia tăng mỗi quả trên 10.000 đồng so với bán thường.

Như vậy, sau hơn 10 năm trồng bưởi, nhưng kể từ khi được TP Hà Nội và huyện Chương Mỹ hỗ trợ tích cực, giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, gắn tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu bưởi Diễn Chương Mỹ mới cho nông dân hiệu quả rõ rệt.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.