| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn thịt bằng thức ăn bổ sung bột chè xanh

Thứ Tư 05/06/2024 , 06:30 (GMT+7)

Để lợn lớn nhanh, ít bệnh, nông dân nhiều nơi đã cho lợn nghe nhạc, ăn giun quế… trong khi tại Thái Nguyên, các nhà khoa học lại quyết định cho lợn ăn chè xanh.

Mô hình nuôi lợn đen bản địa bằng thức ăn có thành phần tự nhiên bổ sung thêm chè tại xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên (Thái Nguyên). Ảnh: Quang Linh.

Mô hình nuôi lợn đen bản địa bằng thức ăn có thành phần tự nhiên bổ sung thêm chè tại xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên (Thái Nguyên). Ảnh: Quang Linh.

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh Thái Nguyên.

Dự án đã được các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Thái Nguyên) nghiên cứu, triển khai từ tháng 6/2023, với tổng kinh phí hơn 3,7 tỷ đồng.

Mô hình thí nghiệm trên lợn đen bản địa tại hộ chăn nuôi của ông Dương Văn Hải và lợn ngoại thương phẩm tại hộ bà Nguyễn Thị Liễu, xóm Đức Hòa, xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên (Thái Nguyên). Với tổng 72 con lợn, nhóm nghiên cứu đã triển khai xây dựng mỗi hộ 4 ô thí nghiệm (Đối chứng, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3), mỗi ô 9 con lợn.

Thức ăn cho lợn đều là thực phẩm tự nhiên gồm: cám gạo, cám ngô, đậu tương, vitamin tổng hợp… ủ men vi sinh kết hợp với bột chè xanh. Nhóm nghiên cứu bổ sung bột lá chè xanh trong khẩu phần ăn cho lợn với các mức: 0%, 1%, 3% và 5%.

Bột chè xanh được sản xuất từ lá chè từ vùng nguyên liệu hữu cơ rồi sấy khô. Qua đó, đảm bảo các thành phần hóa học trong lá chè không bị phân hủy. Cuối cùng được nghiền nhỏ để bổ sung vào nguyên liệu ủ thức ăn.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đạt, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu. Ảnh: Quang Linh.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đạt, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu. Ảnh: Quang Linh.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đạt, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, ý tưởng về đề tài nghiên cứu, xây dựng quy trình nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên, có bổ sung nguyên liệu chè xanh bắt nguồn từ sự đa dạng và độc đáo của sản phẩm chè Thái Nguyên. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng có trong lá chè cho vật nuôi hứa hẹn sẽ đem lại sự phát triển tích cực.

Minh chứng cho thấy, sau hơn 6 tháng triển khai, bước đầu đàn lợn được nuôi từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh tăng khả năng miễn dịch, giảm các bệnh thông thường trong đường tiêu hóa.

Lợn thí nghiệm được nuôi theo phương thức chăn nuôi chuồng hở thông thoáng tự nhiên, trên nền đệm lót có bổ sung men vi sinh nên nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, không phải tắm cho lợn, giảm mùi hôi trong chuồng nuôi.

Chè xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm: Polyphenol, polysacarit, saponin. Tác dụng của chè xanh đối với chăn nuôi lợn thịt ở các tỷ lệ khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt.

Đặc biệt, Polyphenol trong chè xanh có thể làm giảm tổng lượng mỡ trong cơ thể vật nuôi (mỡ bụng, mỡ lưng, mỡ phủ tạng) và làm giảm độ dày trung bình của mỡ lưng. Polyphenol có thể làm giảm sự tích lũy cholesterol trong cơ thể.

Ngoài ra, bột lá chè xanh có thể cải thiện màu sắc của thịt lợn, một trong những chỉ tiêu đánh giá phẩm chất thịt lợn. Việc bổ sung bột lá chè xanh vào khẩu phần ăn của lợn thịt có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ axit amin thiết yếu trong cơ của lợn, cơ có chất lượng tốt tỷ lệ này có thể đạt đến 40%.

Đàn lợn phát triển tốt, khỏe mạnh nhờ thức ăn bổ sung bột chè xanh. Ảnh: Quang Linh.

Đàn lợn phát triển tốt, khỏe mạnh nhờ thức ăn bổ sung bột chè xanh. Ảnh: Quang Linh.

Ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên cho hay, ngay từ bây giờ các đơn vị triển khai đề tài sẽ tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương để ngay sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu sẽ thực hiện sản xuất đại trà thông qua việc lựa chọn các doanh nghiệp có tiềm năng.

Đặc biệt, cần quảng bá và đăng ký bản quyền thương hiệu sản phẩm thịt lợn sử dụng thức ăn tự nhiên có bổ sung bột chè xanh.

Ông Trịnh Việt Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu quan tâm hơn nữa tới môi trường; áp dụng quy trình chuồng trại chăn nuôi sạch, không mùi, không muỗi, không phân. Qua đó, tiến tới có thể áp dụng nuôi trong các khu du lịch sinh thái, phối hợp với doanh nghiệp sản xuất thức ăn đóng gói có bao bì, mã vạch bán cho người chăn nuôi.

Đồng thời, tăng lô thí nghiệm, thêm công thức tăng tỷ lệ bột trà xanh trong khẩu phần ăn. Nghiên cứu thời gian nuôi, khối lượng xuất chuồng tốt nhất.

“Mục tiêu phải nâng cao hiệu quả kinh tế, giá bán cao gấp 2-3 lần giá lợn thông thường. Sau khi kết thúc dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp tiếp quản đề tài để trở thành sản phẩm thương mại của địa phương”, ông Trịnh Việt Hùng nhấn mạnh.

Xem thêm
Triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh các cơ sở chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.

Xuống đồng chăm sóc lúa hè thu giữa nắng nóng gay gắt

HÀ TĨNH Những ngày này tại Hà Tĩnh nắng nóng gay gắt, tuy nhiên nông dân vẫn tích cực xuống đồng tỉa dặm, chăm sóc lúa hè thu...

Cần có hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất'

Cần triển khai trên toàn quốc hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất' với đội ngũ kỹ sư nông hóa thổ nhưỡng giỏi để kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm