| Hotline: 0983.970.780

Nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Thứ Ba 03/11/2020 , 06:50 (GMT+7)

Năm 2020 là năm đầu tiên Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh thực hiện dự án phát triển vùng nuôi rươi thương phẩm kết hợp canh tác lúa hữu cơ với diện tích 90ha.

Dự án phát triển vùng nuôi rươi thương phẩm kết hợp canh tác lúa hữu cơ được thực hiện ở 3 địa phương trong tỉnh Quảng Ninh gồm: Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên. Ảnh: Anh Thắng.

Dự án phát triển vùng nuôi rươi thương phẩm kết hợp canh tác lúa hữu cơ được thực hiện ở 3 địa phương trong tỉnh Quảng Ninh gồm: Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên. Ảnh: Anh Thắng.

Theo đó, các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ chi phí mua giống, vật tư nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, sổ nhật ký theo dõi sản xuất. Hiện nay, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, hứa hẹn cho năng suất rươi bình quân đạt 300-350kg/ha/năm (tăng khoảng 200-250kg/ha/năm so với không thả giống), sản lượng lúa đạt 1,6-1,8 tấn/ha/vụ. Mỗi năm có thể cho thu nhập từ rươi và lúa đạt 120-150 triệu đồng/ha. Dự kiến, rươi cho thu hoạch vụ đầu tiên vào tháng 1/2021.

Được biết, con rươi sinh sống tại dọc khu vực sông của các địa phương: Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên (Quảng Ninh), các hộ dân ở khu vực này đã tự phát đắp bờ các bãi bồi ven sông thành ao, đầm tại các ruộng lúa để nuôi rươi. Tuy nhiên, việc nuôi rươi tự nhiên này gặp những hạn chế về con giống, quy trình nuôi, kỹ thuật chăm sóc. Nhằm phát triển bền vững nguồn lợi đặc hữu, nâng cao hiệu quả sử dụng mặt nước, tạo thu nhập ổn định cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ người dân áp dụng KHCN và kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, nuôi trồng giúp gia tăng sản lượng rươi và lúa hữu cơ. 

Theo ông Nguyễn Bá Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh: Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nuôi, tổ chức đi tham quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm tại các cơ sở sản xuất rươi giống tại các địa phương. Đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu đặc sản rươi Quảng Ninh có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Kêu gọi sự đầu tư phát triển nuôi rươi thương phẩm trên các diện tích hiện còn phân bố rươi tự nhiên. 

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.