| Hotline: 0983.970.780

Ô nhiễm từ mỏ đồng lớn nhất Đông Nam Á

Thứ Tư 13/05/2020 , 06:10 (GMT+7)

Việc khai tác tại mỏ đồng Sin Quyền - mỏ đồng lớn nhất Đông nam Á - gây ảnh hưởng tới những hộ dân ở xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Người dân thôn Minh Tân cho rằng việc khai thác ở mỏ đồng ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Ảnh: H.Đ.

Người dân thôn Minh Tân cho rằng việc khai thác ở mỏ đồng ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Ảnh: H.Đ.

Nổ mìn, mái tôn rung bần bật

Đã nhiều năm nay, cuộc sống của những hộ dân ở thôn Minh Tân (xã Cốc Mỳ) sống gần khai trường của Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền bị đảo lộn do mỏ này nổ mìn khai thác và bụi bẩn.

Ông Vũ Đức Năm - Trưởng thôn Minh Tân (xã Cốc Mỳ) - cho biết, bao giờ cũng thế cứ khi mìn nổ thì ở đây đều chịu chấn động rung nhà, rung cửa. Nhưng người dân không chỉ lo lắng vì những rung chấn khi mỏ nổ mìn mà còn lo lắng không khí bẩn bụi ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con trẻ.

“Thực tế khu vực thôn này cận kề khai trường khu tây của mỏ tuyển đồng Sin Quyền. Mà đã là khai trường của khu mỏ thì đều có nổ mìn và đương nhiên người dân sẽ bị ảnh hưởng. Có hôm mưa thì đỡ, còn khi xe chạy nhiều thì bụi mù mịt tỏa xuống khu dân cư sinh sống”, ông Năm nói.

Cũng theo những hộ dân tại đây, khi mỏ nổ mìn, cửa kính, mái tôn rung lên bần bật sau đó mới nghe thấy tiếng nổ.

Ông Năm cho biết, người dân có ý kiến thì cơ quan chức năng của tỉnh cũng như mỏ đồng đã kiểm tra thực tế để xem xét nguyện vọng di chuyển của những hộ dân, trong đó có cả những hộ sau này sẽ bị xen kẹt khi dự án mỏ bóc tách và mỏ hầm lò được triển khai. Tại khu vực thôn Minh Tân, cũng đã có các mốc giới cho dự án trên.

Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn là những hộ dân sống ở phía ngoài mặt quốc lộ 156 đoạn qua xã Cốc Mỳ, gần khu vực hồ thải của mỏ này. Theo người dân ở đây, đơn từ đã kéo dài nhiều năm nhưng không được giải quyết dứt điểm để họ ổn định cuộc sống.

Bà Nguyễn Thị Dung - đội 1, thôn Minh Tân (xã Cốc Mỳ, Bát Xát): “Tôi đã kiến nghị mỏ đồng Sin Quyền di chuyển bà con ra khỏi khu vực ô nhiễm vì cứ đêm là xả thải ra mùi rất khói ngửi. Tôi rất đau đầu và chóng mặt.

Khi mỏ nổ mìn thì tấm lợp proxi-măng lại bị tụt, khiến mái nhà hở, mưa thấm dột. Cho tới nay cũng có kế hoạch tái định cư nhưng lại vào khu vực nhà máy gạch tuynel thế nên tôi chưa đồng ý”.

Mái nhà bà Nguyễn Thị Dung hở do rung chấn từ mìn nổ tại mỏ đồng. Ảnh: H.Đ.

Mái nhà bà Nguyễn Thị Dung hở do rung chấn từ mìn nổ tại mỏ đồng. Ảnh: H.Đ.

Rung chấn do nổ mìn nhỏ hơn cả ô tô chạy qua?

Theo người dân tình trạng này kéo dài từ năm 2014 đến nay mà chưa được giải quyết dứt điểm.

Nhà ông Nguyễn Đức Thọ cũng trú ở thôn Minh Tân, tường nhà bị nứt chằng chịt ở nhiều nơi được cho là do rung chấn từ nổ mìn của mỏ đồng.

“Cả khu vực này không ai dám ở, nhà nào có điều kiện đều cho trẻ con đi sơ tán. Muốn làm gì thì cũng phải đảm bảo ổn định đời sống, sức khỏe của người dân. Sang năm nay thì ảnh hưởng có giảm nhiều so với những năm trước vì ý kiến của bà con nhưng nổ mìn vẫn gây ra rung chấn”, ông Trần Văn Cơ nói.

Ông Thọ cho biết, “nhà tôi được xây kiên cố, móng xây đá và đổ bê tông dằng, tường xây bằng gạch ba banh thế mà tường vẫn bị nứt. Khi tôi phản ảnh tới mỏ đồng thì họ vào kiểm tra rồi cứ để thế thôi.

Họ bảo bắn mìn không ảnh hưởng. Họ cho mình đến kiểm tra bắn mìn nhưng những quả mìn đó chỉ nổ tiếng rất to còn chấn động hầu như không có. Bình thường họ nổ mìn nghe chỉ ục một cái nhưng rung chấn rất mạnh”.

Cũng theo các hộ dân, phía bên kia đường trước mặt nhà các hộ trước đây có một hồ nước nhưng do nhiễm thải quặng nên đã bị lấp. Và cũng vì lý do này, những giếng nước của người dân không sử dụng được.

Mỏ đồng phải cấp nước bằng ống dẫn cách đó 12km cho dân dùng nhưng nước phập phù.

Nhà bà Nguyễn Thị Dung đã được bồi thường vì giếng nước ô nhiễm nhưng lo lắng chính của họ là vấn đề sức khỏe.

Ông Trần Văn Cơ cho biết, “năm 2012 tôi nuôi khoảng 80 con gà lai chọi 1,6kg/con. Chỉ một lúc thả cho chúng ra hồ trước mặt uống nước thì có con về đến nhà là chết, có con chết tại hồ. Sau chúng tôi có ý kiến để lấp hồ này, san gạt bằng phẳng nhưng họ không làm mà chỉ lấp bằng quặng thải nghèo, đất đá lổn nhổn”.

Trước phản ánh của người dân, Chi nhánh mỏ tuyển đồng Sin Quyền đã thuê đơn vị độc lập về kiểm tra rung chấn tại 3 vị trí là nhà của những người dân. Và kết quả, các rung chấn do mìn nổ... không ảnh hưởng gì.

“Tôi đi, dậm chân thì máy đo rung chấn báo nhưng mìn nổ 7 tấn thì không thấy gì”, ông Cơ và một số hộ dân cho biết.

Ông trưởng thôn Minh Tân cũng thấy sự vô lý trước những kết quả đo đạc rung chấn của đơn vị được thuê đo đạc. “Đường này là quốc lộ 156, rung chấn xe chạy còn lớn hơn mìn nổ ở mỏ quặng, thật vô lý”, ông trưởng thôn cười nói.

Tường nhà ông Nguyễn Đức Thọ xuất hiện hàng chục vết nứt. Ảnh: H.Đ.

Tường nhà ông Nguyễn Đức Thọ xuất hiện hàng chục vết nứt. Ảnh: H.Đ.

Sớm ổn định cuộc sống người dân

Trước vấn đề trên, ông Trần Trọng Quỳnh - Phó Giám đốc Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền - cho biết, người dân 2 thôn ở xã Cốc Mỳ có phản ánh về vấn đề môi trường. Trong đó tại thôn Minh Trang, Tổng công ty Khoáng sản (TKV) - cơ quan chủ quản của chi nhánh đã đền bù xong.

Tuy nhiên, một số hộ dân chưa chuyển vì họ cho rằng, một số phần đất nông nghiệp gần bãi thải của mỏ còn bị ảnh hưởng. UBND huyện Bát Xát đã ra văn bàn yêu cầu mỏ đánh giá tác động môi trường để xem xét quyết định lại một lần nữa.

Còn tại thôn Minh Tân, UBND huyện Bát Xát yêu cầu mỏ có báo cáo đánh giá môi trường tổng thể của toàn mỏ. Sau đó, căn cứ vào báo cáo để UBND huyện có ý kiến về vấn đề này.

“Trên cơ sở thuê một đơn vị tư vấn độc lập để có báo cáo đánh giá môi trường tổng thế, dự kiến khoảng tháng 5 - 6/2020 chúng tôi sẽ có bản báo này”, ông Quỳnh nói.

Phó Giám đốc Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Trần Trọng Quỳnh cho biết, do dịch bệnh Covid-19 nên đơn vị được thuê thực hiện đánh giá tác động môi trường toàn mỏ không lên làm việc được vì vậy kế hoạch bị chậm so với dự kiến.

Còn ông Nguyễn Trung Triều – Chủ tịch UBND huyện Bát Xát – cho biết, UBND huyện cũng đã có đoàn công tác làm việc với mỏ đồng.

Người dân phản ánh là đúng, chúng tôi đã kiểm tra và yêu cầu mỏ đồng phối hợp để có đánh giá về môi trường trong thời gian sớm nhất.

Quan điểm của huyện là bảo vệ nhân dân trên cơ sở bảo vệ cái đúng, với vai trò của huyện là hỗ trợ về căn cứ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

“Phía Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền cũng rất thiện chí để làm cho người dân có cuộc sống tốt hơn, nhưng UBND huyện mong rằng khi có cam kết và nhất trí giữa các bên thì người dân phải đảm bảo chấp hành” – ông Triều nhấn mạnh.

Đối với thôn Minh Trang, UBND huyện tiếp tục vận động nhân dân chuyển ra nơi ở mới ở khu tái định cư. Còn vấn đề phản ánh nhà bị dột trước mắt huyện phối hợp mỏ đồng để khắc phục cho người dân ở.

Tại thôn Minh Tân, phía mỏ đồng đã thuê đơn vị đánh giá tác động môi trường độc lập để có đánh giá khách quan.

Trên cơ sở đó, trong trường hợp có ảnh hưởng tới môi trường, đời sống của nhân dân thì UBND huyện sẽ làm việc với mỏ đồng để bố trí khu tái định cư mới đảm bảo đời sống cho nhân dân.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác công nghiệp thì sẽ ảnh hưởng tới một số vùng nguyên khai, điều này là khó tránh khỏi - Chủ tịch UBND huyện Bát Xát cho biết.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm