Theo CNA, ốc sên được nông dân gây nuôi trên các cánh đồng bí ngô, dưa chuột organic ở các tỉnh miền trung để kích thích loại động vật thân mềm cho ra nhiều chất nhầy hiện đang giá trị hơn vàng.
Ngành công nghiệp mỹ phẩm... ốc sên trị giá 314 triệu USD |
Trang trại của bà giáo Phatinisiri Thangkeaw, nơi loài ốc sên đã từng là kẻ thù phá hoại mùa màng, bị nông dân thu gom ném ra đường, xuống sông thì nay chúng lại được chăm sóc như một loại vật nuôi hái ra tiền.
Bà Phatinisiri cho hay, với đàn ốc sên 1.000 con của mình bây giờ hàng tháng cho gia đình bà có thêm nguồn thu từ 320 đến 650 USD.
AFP cho biết, riêng tại tỉnh Nakhon Nayok, cách thủ đô Bangkok 2 giờ xe hơi đã có hơn 80 trang trại nuôi ốc sên lấy nhớt. Ước tính của hãng Coherent Market Insight, giá trị thị trường mỹ phẩm thế giới lấy nguyên liệu từ ốc sên đang ở mức 314 triệu USD.
Hiện đã có hẳn một quy trình nuôi và thu hoạch nhớt ốc sên bài bản, tương tự như nuôi bò sữa nhưng tỉ mỉ hơn. Nhớt ốc sên sau khi được chiết xuất ba tuần một lần sau đó đưa đi bảo quản thô và được hãng Aden International thu mua xuất đi Hàn Quốc và Mỹ.
Nông dân nhiều vùng đổ xô đi nuôi ốc sên |
Người khởi nghiệp Kitpong Puttarathuvanun của hãng Aden International cho hay, nếu nhớt được chế biến thành dạng bột khô sẽ xuất bán với giá 58.200 USD/kg. Như vậy nếu so với giá vàng hiện nay là 46.300 USD/kg thì ai cũng biết loại nào giá trị hơn.
Chất nhờn của ốc sên có thể được chế xuất thành nhiều mặt hàng mỹ phẩm và dược phẩm rất giá trị như kem chống nắng, dưỡng da hoặc điều trị vết thương mau lành.
Somkamol Manchun, chuyên gia chiết tách chất nhầy ốc sên cho biết, chúng chứa rất nhiều collagen và elastin, những thành phần "có thể làm cho da săn chắc và ít nếp nhăn hơn". Ngoài ra, nó còn "kích hoạt các tế bào da sau khi bị tổn thương".
Hiện nay dù chưa có nghiên cứu khoa học nào được thực hiện về khả năng chữa bệnh của ốc sên nhưng nông dân trong vùng đang lên cơn sốt với loài động vật xấu xí, từng là kẻ thù của mùa màng này.
"Hiện tôi đang thu mua ốc sên nguyên con với giá từ 25 đến 30 bạt/kg, tương đương khoảng 1 đô la Mỹ. Nhưng bây giờ nhiều người làm nghề này quá nên tính cạnh tranh cũng rất cao”, một thương lái ở Phatinisiri cho hay.