| Hotline: 0983.970.780

Ông chủ của những "siêu" khuyển

Thứ Hai 07/04/2014 , 10:14 (GMT+7)

Thời kì làm công nhân tại Cty Đay Hải Hưng, nhiều người gọi đùa anh là "Ảnh chó". Công việc bận tối mắt tối mũi nhưng anh vẫn nuôi cả chục con chó.

Nằm cuối con đường đất rợp bóng nhãn, khu chuồng trại khép kín của anh Đỗ Văn Ảnh (TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) khiến những người qua lại phải tò mò. Họ không biết, ông chủ này nuôi con gì, làm gì trong đó mà bí mật thế.

Nhịn ăn để nuôi chó

"Tôi không học chút gì liên quan đến nông nghiệp nhưng không hiểu sao lại đam mê chăn nuôi đến vậy. Trong nhà lúc nào cũng có một đàn chó, một đàn lợn", anh Ảnh tâm sự.

Thời kì làm công nhân tại Cty Đay Hải Hưng, nhiều người gọi đùa anh là "Ảnh chó". Công việc bận tối mắt tối mũi nhưng anh vẫn nuôi cả chục con chó. "Nhiều bữa, tôi phải lấy cả suất cơm của mình cho chúng ăn. Để chúng đói thấy thương, hơn nữa chúng đói lại quậy phá thì mệt”, anh Ảnh nhớ lại. Lương công nhân ba cọc ba đồng, anh quyết định nghỉ việc cùng vợ buôn bán ngoài chợ để có tiền nuôi chó.

Biết anh mê chó, một hôm người bạn bảo qua nhà chơi vì "có món này hay lắm". Nghe vậy, anh tò mò đến mất ngủ. Chủ nhật tuần đó, anh đến nhà người bạn nọ để xem mặt ngang mũi dọc cái thứ “hay lắm” đấy ra sao. Thì ra, đó là một con chó. Anh Ảnh xuýt xoa: "Thú thực với anh, trước đó tôi toàn nuôi chó ta, tiền đâu mà nuôi chó Tây. Hôm đó là lần đầu tiên tôi thấy giống chó quý. Một con Béc - giê mua từ Đức".

Từ hôm đó, anh Ảnh thuyết phục vợ chuyển sang nuôi chó Béc - giê. Anh định mua một chú Béc -giê đực, giá 12 triệu đồng nhưng vợ không đồng ý. Tham khảo ý kiến nhiều người, anh chuyển sang mua một con chó Béc - giê cái giá 12 triệu đồng ở Hải Dương. Một năm sau, chú Béc - giê đến thời kỳ sinh sản. Lứa đầu tiên, anh mời thêm vài vị cố vấn và thuê hẳn một chuyến ô tô lên Hà Nội lấy đực cho chó. Chi phí lấy đực, đi lại hết 5 triệu đồng.

“Vàng thời đó có 480.000 đồng/chỉ, tính ra đi đứt hơn một cây vàng chứ chả chơi”, anh Ảnh chép miệng. Chó mẹ đẻ được 9 con, 4 đực, 5 cái. Anh giữ lại một con đực để nuôi, 8 con bán được 48 triệu đồng.

11-17-08_3
Bài tập thường ngày với chó Béc - giê

Anh Ảnh bảo đã đến Sân bay Nội Bài (Hà Nội) không biết bao nhiêu lần. Người ta ra sân để đón người thân, bạn bè, đối tác… còn anh ra sân bay đón chó. Năm 2003, nhờ có tiền từ bán đàn chó con, anh Ảnh bắt đầu xoay vòng vốn, mua thêm chó giống về nuôi. Nguồn Béc - giê giống được anh nhập thẳng từ Đức về qua đường hàng không.

Cầu nối là anh Nguyễn Minh Hùng (hiện sống tại Na Uy), người sáng lập ra CLB những người nuôi chó Béc - giê tại Việt Nam. Anh Hùng cũng là trọng tài đầu tiên được chứng chận đủ tiêu chuẩn chấm các giải thi chó Béc - giê ở Việt Nam. Thông qua anh Hùng, nhiều chú chó giống Béc - giê bố mẹ đã về tới trang trại của anh Ảnh. Giá một con Béc - giê đực trưởng thành không dưới 200 triệu đồng.

Nhưng người tính không bằng trời tính, cũng trong năm 2003, phong trào nuôi chó Béc - giê chững lại. Chó đẻ ra, bán không ai mua, cho không ai lấy. Vợ chồng anh như ngồi trên đống lửa vì cả đàn chó mà không bán được thì chỉ còn nước đi ăn mày.

Được một người bạn mách nước, anh lên đường vào vùng biên giới tỉnh Tây Ninh để bán chó. Chó con được nhốt trong lồng tre, bỏ vào gầm xe khách, chu du từ Bắc vào Nam. Đến nơi, anh bán cho những người Campuchia bên kia biên giới. “Cũng may bên đó người ta vẫn thích nuôi nên bán được. Mỗi con bán được 6 triệu đồng, trừ chi phí mỗi con một triệu đồng, vẫn có lãi”, anh Ảnh nhớ lại.

Điện thoại reo, anh Ảnh nghe máy, đầu dây bên kia là một thanh niên người Hà Tĩnh nằng nặc bắt anh để cho một chú Béc - giê con, giống cái. Anh Ảnh bảo giờ chỉ còn chó đực, sẽ giới thiệu mua ở chỗ khác. Người này nhất quyết không chịu, hẹn bao giờ có
thì ra bắt.

Không nản chí, năm 2004, anh Ảnh lại tiếp tục nhập thêm chó bố mẹ từ Đức về gây giống. Anh thuê 2.000 m2 đất ngoài cánh đồng để xây dựng trang trại. Từ Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai cho đến Lào Cai, Yên Bái, nhiều “khổ chủ” không quản ngại đường xá xa xôi về tận đây lấy đực cho thú cưng. Mỗi chuyến đi như thế có khi kéo dài cả nửa tháng, bao giờ lấy được đực thì thôi. Nhà nào gần thì gửi chó ở lại, khi thành công, anh Ảnh sẽ điện báo để đến nhận chó về. Giá lấy đực từ 5 - 10 triệu đồng.

Để chuẩn bị giao phối, chó đực được nhốt riêng, cho ăn nhiều hơn. Ngày 3 bữa, mỗi bữa tăng thêm hai quả trứng vịt lộn.

Anh Ảnh bảo, giờ giao thông đi lại còn dễ dàng, chục năm trước, chó gửi từ Miền Nam ra lấy đực cũng phải theo đường hàng không. “Nhiều hôm phải thức thâu đêm, thuê xe chạy tận lên Nội Bài đón chó. Mệt nhưng mãi rồi cũng quen”.

Trang trại nhà anh Ảnh kín cổng cao tường là vậy nhưng vẫn bị bọn đạo chích hỏi thăm. Cuối năm 2010, một chú Béc - giê cái bị “chôm” lúc chập choạng mà không ai hay biết. Hơn nữa, đó lại là chú chó cưng của vị Chủ tịch Hội những người nuôi chó Béc - giê Việt Nam. Mất gần một tuần, công an vào cuộc nhưng không có kết quả. Cả hai ở thế khó xử, cuối cùng anh phải bỏ ra 60 triệu đồng để đền.

Chó cũng phải “khai sinh”, “cắt khẩu”

Chuyện mua và nuôi một con chó với nhiều người có lẽ chả lấy gì làm to tát nhưng với giống Béc - giê thuần chủng Đức thì kèm theo đó là những thủ tục hành chính dài dòng.

11-17-08_4
Những cúp vàng, giải thưởng từ các cuộc thi trong, ngoài nước

Hiện anh Ảnh có trong tay hơn 40 chú chó Béc - giê, tính cả chó con. Mỗi tháng, tiền thức ăn cho chó tốn khoảng từ 40 - 50 triệu đồng.

Mỗi chú Béc - giê khi về Việt Nam luôn được gửi kèm một giấy chứng nhận nguồn gốc. Trên giấy chứng nhận có đầy đủ các thông tin từ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, giới tính, cân nặng, bố mẹ, ngày tiêm chủng… Thậm chí là cả một sơ đồ phả hệ, gồm ông bà, bố mẹ, anh chị em… của chú chó. Theo anh Ảnh, đó chính là tờ giấy “cắt khẩu” của mỗi chú chó.

Nếu không có tờ giấy đó, chó Béc - giê sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Không chỉ “cắt khẩu”, mỗi chú chó Béc - giê khi sinh ra cũng phải làm giấy “khai sinh”. Trên giấy “khai sinh” cũng có đầy đủ các thông tin như trên giấy chứng nhận nguồn gốc của các chú chó nhập khẩu. Khi bán chó giống, bắt buộc anh Ảnh phải làm giấy “khai sinh” để giao cho chủ nuôi.

11-17-08_5
Giấy “khai sinh” của một chú Béc - giê cái tên Cleo

Nhờ có kĩ thuật, niềm đam mê, nhiều chú chó Béc - giê của anh Ảnh liên tiếp giật giải quán quân trong các cuộc thi trình diễn chó đẹp. Tiêu biểu là chú chó cái tên Cleo, được mệnh danh là “hoa hậu” trong dòng chó Béc - giê tại Việt Nam.

Trong cuộc thi chó đẹp toàn khu vực Châu Á và quốc tế tổ chức tháng 10/2013, Cleo ẵm cả hai danh hiệu cao nhất. Mới đây, trong cuộc thi cho dòng chó Béc - giê tại Việt Nam năm 2014, chú chó này lại được trao giải xuất sắc về trình diễn.

Ngoài Cleo, anh Ảnh còn đang nắm giữ những con chó tên tuổi như Yves hay Xaver. Đây đều là những đối thủ nặng kí trong các cuộc thi trình diễn chó, mèo tại Việt Nam cũng như quốc tế.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm