| Hotline: 0983.970.780

Ông chủ trại gà Đô Lương

Thứ Ba 08/10/2013 , 11:04 (GMT+7)

Về xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) hỏi ông Đặng Ngọc Hoà (68 tuổi) không ai không biết.

Về xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) hỏi ông Đặng Ngọc Hoà (68 tuổi) không ai không biết. Sau gần 20 năm lăn lộn với chăn nuôi, ông Hoà đã xây dựng được một cơ ngơi bề thế, là niềm mơ ước của nhiều hộ quanh vùng.

Tháng 7/1997, gia đình ông Hòa chính thức mở trang trại với quy mô diện tích hơn 4,5 ha, nuôi lợn, bò và gà. Thời gian đầu, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình chăn nuôi, nhưng với tinh thần ham học hỏi và không ngại khó khăn, tất cả những vướng mắc dần được tháo gỡ.

Sau gần chục năm mô hình đi vào hoạt động, ít nhiều đã mang lại cho gia đình ông một cuộc sống khá giả, ổn định hơn. Tuy nhiên, chừng ấy thời gian cũng đủ dài để ông nhận ra đã đến lúc phải có sự thay đổi.


Trại gà của ông Hòa

“Cùng lúc nuôi nhiều loại không hề đơn giản, chi phí rất lớn mà nguy cơ lỗ vốn có thể xảy ra bất kì lúc nào, vì chu trình chăm sóc mỗi loại khác nhau nên rất mất thời gian, khả năng nhiễm bệnh dễ xảy ra, chi phí phát sinh nên gia đình tôi quyết định chỉ tập trung vào nuôi gà”.

Nói là làm, năm 2009 vợ chồng ông bắt tay vào công việc, dĩ nhiên mọi thứ gần như phải thay mới hoàn toàn, một khoản vốn không nhỏ phải bỏ ra để mua máy móc cần thiết với giá cả rất đắt đỏ như bếp sưởi, máy phát điện, máy uống nước tự động…

Hiện tại, trang trại của ông Hoà có tổng cộng 7 chuồng to (diện tích 300 m2/chuồng) và 5 chuồng nhỏ (từ 130 - 150 m2), riêng tiền mua máy uống nước cho gà đã tiêu tốn gần 500 triệu đồng (mỗi chuồng một máy, mỗi máy giá 40 triệu đồng), 14 bếp sưởi cho gà con hết 56 triệu đồng (4 triệu đồng/ bếp), 2 máy phát điện giá 30 triệu…

“Làm ăn phải chấp nhận đầu tư, mà mấy khoản đó đâu phải đã xong. Làm trang trại lớn yêu cầu phải có xe riêng để thuận tiện trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ. Bao nhiêu vốn liếng tích góp được chúng tôi dồn hết cả vào đây rồi, có những thời điểm khó khăn phải đi vay ngân hàng, may mà công việc thuận lợi chứ không thì…”, ông Hòa chia sẻ.

Theo ông, nuôi gà không khó nhưng tiêu chuẩn đòi hỏi rất khắt khe, nhất là khi nuôi với số lượng lớn. Gà từ khi nuôi đến khi xuất chuồng là 70 ngày, cần cho uống, tiêm vaxin 5 lần, phòng tả 2 lần. Trong thời gian 15 ngày đầu, chuồng gà con yêu cầu đủ nhiệt vào ban đêm, mát mẻ ban ngày. Riêng mùa đông luôn đòi hỏi nhiệt độ trong chuồng xấp xỉ 30 độ.

Gà con từ 20 - 22 ngày tuổi được chuyển xuống nuôi theo tiêu chuẩn gà thịt, nước phải ấm. Nuôi với số lượng nhiều nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất dễ xảy ra do đó cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, máng uống nước làm sạch 3 lần/ ngày, máy ăn 2 lần/ngày. Nước uống phải được xét nghiệm, đo nồng độ.

Trung bình mỗi năm gia đình ông Hoà thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng, có năm giá gà "phi mã" lên 60.000 đ/kg, lãi ròng 500 triệu. Song có lời ắt có lỗ, thậm chí là lỗ đau, thời điểm cuối năm 2012, giá cả tuột dốc thê thảm xuống mức 32.000 đ/kg khiến trang trại điêu đứng thực sự, “om hàng” thì chi phí chất đống, bán rẻ thì lỗ nặng, vụ đó thiệt hại không dưới 300 triệu.

Để giải quyết tình hình, ông buộc phải tiến hành chăn nuôi cầm chừng, từ 30.000 con giảm xuống khoảng 10.000 con, phải cho nghỉ việc gần chục công nhân. Rất may, thời gian gần đây đã có nhiều tín hiệu khởi sắc, giá cả phần nào ổn định trở lại, ông bà đang tính nâng tổng đàn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mạnh vào dịp Tết.

Xem thêm
Kon Tum ưu tiên thu hút các dự án chăn nuôi công nghệ cao

Tỉnh Kon Tum chú trọng thu hút các dự án chăn nuôi công nghệ cao, quy trình khép kín từ khâu sản xuất, con giống đến chế biến, phân phối sản phẩm ra thị trường.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.