| Hotline: 0983.970.780

'Ông trùm' gà lạnh đất Bình Dương

Thứ Tư 18/05/2022 , 08:00 (GMT+7)

Trang trại gà lạnh mênh mông tại Bình Dương tự động từ A tới Z với những công nghệ hiện đại và người điều khiển những công nghệ này là một nông dân “thứ thiệt”

Đi lên từ số 0

Ông là Đinh Ngọc Khương, sinh năm 1967, ở xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương. Ông Khương được mệnh danh “trùm” gà lạnh Bình Dương, với trang trại gà lạnh rộng 7,5ha nằm giữa những cánh rừng cao su bạt ngàn.

Không chỉ có doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng, cơ ngơi của gia đình ông Khương là căn biệt thự thuộc hàng “khủng” ở địa phương. Dù giàu, ông Khương vẫn khá giản dị khi dẫn đường đưa chúng tôi đến tham quan trang trại bằng chiếc xe máy hiệu Honda đã cũ kỹ.

Ông Khương quê gốc Nam Định, sinh ra trong gia đình nghèo, với mấy sào ruộng, quanh năm chật vật. Mới 15 tuổi, ông đã bắt đầu bươn chải nhiều nơi ở miền Bắc, miền Trung, làm đủ nghề: phụ hồ, khuân vác, thợ mộc, trồng rừng… nhưng mỗi nơi ông dừng lại chẳng bao lâu hết việc. Cuối cùng, ông quyết định vào miền Nam tìm cơ hội và dừng chân ở xã An Bình, huyện Phú Giáo.

Tỷ phú Đinh Ngọc Khương dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại bằng chiếc xe máy khá cũ. Ảnh: Hồng Thủy.

Tỷ phú Đinh Ngọc Khương dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại bằng chiếc xe máy khá cũ. Ảnh: Hồng Thủy.

Năm 2000, khi đã tích lũy được một số vốn, ông mua được 5ha đất trồng cao su và tiêu. May mắn đến khi thời điểm này, cả cao su và tiêu đều được giá. Từ số tiền kiêm được từ cao su, anh vay mượn thêm và mua tiếp 5ha.

“Năm 2002, tôi thấy vườn cao su có thể tận dụng chăn nuôi, nên đầu tư nuôi heo. Được 4 năm thì dịch tai xanh bùng phát, đàn heo mất sạch. Lúc này vợ chồng tôi mới chuyển sang nuôi gà kết hợp nuôi ếch, cá trê”, ông Khương kể.

Ban đầu, vốn ít, kinh nghiệm chưa có nên vợ chồng ông Khương chọn nuôi gia công cho một doanh nghiệp ở Đồng Nai, đầu tư nuôi gà chuồng hở. Năm 2007, có thêm chút vốn, ông lại đầu tư thêm 2,5 tỷ đồng mở rộng trang trại và đâu tư thêm đất.

Sau khi học hỏi được kinh nghiệm nuôi gà trại hở cũng như tìm được thị trường tiêu thụ, ông Khương quyết định ngừng hợp tác gia công, bỏ vốn mua con giống và đầu tư trang trại tự làm, tự tìm đầu ra. Khi đó, hệ thống chuồng trại hở của ông cũng đã thuộc loại khá với bốn 4 dãy chuồng, nuôi 40.000 con gà.

Khu chuồng nuôi ếch và cá trê cũng khoảng 50.000 con, được anh chị đầu tư bài bản về chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc. Tất cả đều được anh chị nuôi xoay vòng để tiện cho việc chăm sóc và tiêu thụ. 

Trang trại gà lạnh của ông Khương đầu tư khoảng 60 tỷ đồng, thuộc loại lớn, hiện đại nhất ở Phú Giáo. Ảnh: Hồng Thủy.

Trang trại gà lạnh của ông Khương đầu tư khoảng 60 tỷ đồng, thuộc loại lớn, hiện đại nhất ở Phú Giáo. Ảnh: Hồng Thủy.

Đến năm 2011, khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm thực tiễn, vốn cũng kha khá, ông Khương bắt đầu nghĩ đến việc đầu tư xây dựng dây chuyền ấp trứng có công suất 600.000 trứng mỗi tháng để tự sản xuất con giống, giảm chi phí, tăng thu nhập.

“Khi đã tự ấp nở con giống thành công, tôi không ngại trao đổi, giao dịch với người chăn nuôi gia cầm ở khắp nơi trong và ngoài tỉnh để cung cấp gà giống. Sau đó, tôi thu mua lại gà thương phẩm của bà con để tiêu thụ”, ông Khương kể.

Trong thời điểm này, tỉnh Bình Dương thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân, ông tham gia không thiếu buồi nào. Ngoài ra, ông còn lên mạng tìm hiểu thêm những mô hình nuôi gà hiệu quả khác, sau đó đến tận nơi tham quan. Cũng từ đó, ông nung nấu ý định “nâng tầm” mô hình trang trại từ nuôi hở sang trại gà lạnh ứng dụng công nghệ cao. “Mô hình trại lạnh đầutư lớn, nhưng lại giảm bớt tác động đến môi trường, lại an toàn dịch bệnh, giảm chi phí nhân công”, ông Khương nói.

Đầu tư công nghệ là đầu tư cho tương lai

Ông Khương bảo, việc đầu tư công nghệ hiện đại cho mô hình trang trại chăn nuôi nói riêng và cho ngành nông nghiệp nói chung, không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, mà quan trọng hơn, đó là yếu tố sông còn để phát triển bền vững. Theo đó, muốn tham gia thị trường nông sản thế giới, bắt buộc phải có đầu tư tương xứng, chứ không thể duy trì mãi phương thức sản xuất lạc hậu, ảnh hưởng môi trường, sức khoẻ. 

Khu vực ấp trứng. Ảnh: Hồng Thủy.

Khu vực ấp trứng. Ảnh: Hồng Thủy.

Năm 2012, gia đình ông Khương quyết định đầu tư lớn cho trang trại chăn nuôi khép kín khi đã nắm bắt kỹ thuật, quy trình chăn nuôi gà hậu bị, bố mẹ và quy trình chăn nuôi gà thịt gia công. Ông Khương cho biết, ông bỏ ra số tiền đến 60 tỷ đồng để đầu tư hệ thống máy móc, dây chuyền tiên tiếntừ Thái Lan, châu Âu cho 17 trại gà lạnh (7 trại gà hậu bị, bố mẹ và 10 trại gà thịt). Trang trại gà lạnh của gia đình ông Khương được đầu tư bài bản với sự tư vấn của chuyên gia nước ngoài, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Khương cho biết, khi đầu tư dây chuyền ấp trứng hiện đại, tỷ lệ trứng đạt tăng lên gần như tuyệt đối. Trước đó, khi chưa có dây chuyền tự động, các công đoạn như xông, bảo quản, soi trứng và canh gà nở mất khá nhiều thời gian mà hiệu quả chỉ đạt 70- 80%.

Ngoài những thiết bị máy móc hiện đại ở khu vực nhà máy trứng, các trại lạnh nuôi gà hậu bị, bố mẹ và gà thịt cũng được tự động hóa. Từ cho gà ăn, uống, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông báo vệ sinh chuồng trại… tất cả được thiết lập tự động hóa và điều khiển qua hệ thống máy tính. 

Gia đình ông Khương hiện có 2 trang trại gà lạnh nuôi gà ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, một trang trại nuôi gà đẻ rộng 25.000m2, quy mô 40.000 con gà bố mẹ, bình quân mỗi ngày, đàn gà đẻ 15.000 - 17.000 trứng. Những quả trứng to và đẹp được chọn đưa vào máy ấp gà giống. Và một trang trại nuôi gà thương phẩm rộng 50.000m2, quy mô 600.000 gà thương phẩm/lứa, mỗi tháng xuất chuồng khoảng 900 tấn gà thịt.

Ông Khương cho biết, mô hình nuôi gà đẻ ứng dụng công nghệ cao có hệ thống máy lạnh, toàn bộ quy trình chăm sóc, cho ăn, uống đều tự động, nên không cần nhiều nhân công, giảm tối đa sử dụng kháng sinh. Nếu nuôi chuồng hở mất 60 ngày thì với trại lạnh, chỉ cần 52 ngày là có thể xuất.

Toàn bộ quy trình chăm sóc đều tự động hoá, vì thế, trang trại gà lạnh của ông Khương rất ít nhân công. Ảnh: Hồng Thủy.

Toàn bộ quy trình chăm sóc đều tự động hoá, vì thế, trang trại gà lạnh của ông Khương rất ít nhân công. Ảnh: Hồng Thủy.

“Ngành nông nghiệp hiện cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số, đây là cơ hội cho người nông dân tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, công nghệ cao, chi phí rẻ. Năm 2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá gà thành phẩm xuống thấp, giá thức ăn lại tăng cao, đa số người nuôi gà bị lỗ, trang trại của tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng đến tháng 10/2021 thì tôi đã cắt được lỗ và đến tháng 11 thì bắt đầu có lãi, thu về được 400 triệu đồng. Đó là nhờ tôi đã có tiềm lực và trang trại đầu tư bài bản”, ông Khương kể.

Đợt dịch Covid-19 vừa rồi cho thấy, người nông dân còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều thứ khi dịch bệnh, thiên tai xảy ra bất ngờ. Nhất là những người làm ăn nhỏ lẻ, ít vốn. Để hạn chế những bất cập này, tôi nghĩ Nhà nước cần đưa thức ăn chăn nuôi vào danh sách hàng bình ổn giá. Tôi đề nghị Bộ NN-PTNT cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan vào cuộc thanh tra, kiểm tra và kiểm toán về hạch toán giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi và tỷ lệ lợi nhuận.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm