| Hotline: 0983.970.780

Ớt chống ung thư tuyến tiền liệt và nhiều tác dụng khác

Thứ Năm 27/07/2017 , 07:35 (GMT+7)

Theo Đông y ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...).

chilli17051082
Những người ăn cay hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, giảm 14% nguy cơ tử vong sớm vì bệnh tật, đặc biệt là ung thư...

Với nhiều nghiên cứu đã chứng minh chất capsaicin (C9H14O2) trong ớt có tác dụng ngăn ngừa ung thư và giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, giảm cân.

Thật vậy, y học hiện đại đã nghiên cứ và chứng minh, trong ớt chứa nhiều capsaicin (chất tạo ra vị cay của ớt) có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau và có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.

Mới đây, các chuyên gia đến từ Đại học Oxford (Anh), Trường Y thuộc Đại học Harvard (Mỹ) và Viện Y học Trung Quốc đã rút đưa kết luận, những người ăn cay hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, giảm 14% nguy cơ tử vong sớm vì bệnh tật, đặc biệt là ung thư, bệnh tim mạch và hô hấp, so với những người ăn cay ít hơn 1 lần/tuần.

Ớt chống ung thư dạ dày và đại trực tràng: Nhiều người cho rằng, ăn ớt sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, một nghiên cứu kéo dài nhiều năm của Viện Sức khoẻ cộng đồng Mexico đã chứng minh không thấy mối liên hệ giữa ăn ớt và viêm loét dạ dày.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Y học San Diego (Mỹ) còn cho thấy, chất capsaicin trong ớt giúp ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày và đại trực tràng. Họ cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở Mexico - nơi người dân ăn rất nhiều ớt là rất thấp.

Ớt còn chống ung thư tuyến tiền liệt: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ, capsaicin trong ớt ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo Tiến sĩ S. Lehmann, tác giả của công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Mỹ, một người đàn ông trung bình mỗi tuần ăn khoảng 5 quả ớt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Ớt ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Một công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tasmania, Úc cho thấy: Thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu. Theo nghiên cứu này, những người theo chế độ ăn uống có thêm ớt đã giảm được lượng đường trong máu hơn 60% so với những người không ăn. Đây quả là một tin tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường. Ăn ớt 3 lần mỗi tuần sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và ngủ ngon.

Ớt giúp giảm đau: Chất capsaicin trong ớt còn có tác dụng giảm đau và có liên quan đến thuốc gây tê.Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), capsaicin có thể được sử dụng như cơ quan thụ cảm đau mà không tác động đến dây thần kinh.

Đó là lời giải thích tại sao nhiều hãng dược phẩm ngày nay dùng ớt chiết xuất lấy thành phần giảm đau để làm thuốc gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật, mổ đẻ... Ngoài ra, người ta còn dùng capsaicin để làm kem thoa cho bệnh xương khớp mãn tính, co thắt cơ và đau lưng.

Tuy nhiên cần lưu ý, vị cay của ớt có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc. Vì thế, không nên ăn quá cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày. Một số người đang mắc bệnh chống chỉ định với ớt là người mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp, bệnh viêm khí quản mãn tính, người mắc bệnh phổi, viêm túi mật, sỏi mật và phụ nữ đang trong thai kỳ.

Xem thêm
5 nguyên nhân phổ biến gây ung thư vú

Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh ung thư vú là sử dụng các liệu pháp thay thế hormone và thuốc tránh thai. Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng gia tăng xác suất mắc ung thư vú.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Bình luận mới nhất