| Hotline: 0983.970.780

PALD thúc đẩy chăn nuôi miền núi phía Bắc

Thứ Sáu 30/10/2015 , 06:20 (GMT+7)

PALD là viết tắt của dự án “Giảm nghèo thông qua Phát triển chăn nuôi tại vùng miền núi phía Bắc Việt Nam".

Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ, Tổ chức Nông nghiệp và Thú y không biên giới vừa tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm Dự án “Giảm nghèo thông qua Phát triển chăn nuôi tại vùng miền núi phía Bắc Việt Nam” (viết tắt là PALD). Trên 12.000 hộ dân được hưởng lợi trực tiếp từ dự án.

PALD là dự án do Chính phủ Thụy Sỹ đại diện bởi Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ dưới hình thức viện trợ không hoàn lại (ODA) thông qua Bộ NN-PTNT, giao cho Viện Chăn nuôi (NIAS) và Tổ chức Nông nghiệp và Thú y không biên giới (AVSF) đồng thực hiện tại 9 huyện miền núi của 3 tỉnh: Sơn la, Phú Thọ và Yên Bái từ năm 2005 đến nay.

Dự án được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 từ 2005 – 2009, kinh phí tài trợ bởi SDC 914.000 CHF (gần 609.000 EUR); Giai đoạn 2 từ 2009 – 2010 trên 248.000 EUR và Giai đoạn 3 từ 2011 đến 2015 trên 2,1 triệu EUR.

Theo đó, mục tiêu chính của dự án tăng thu nhập cho nông dân bằng cách tăng cường các dịch vụ chăn nuôi và mô hình phát triển chăn nuôi phù hợp, bền vững và có thể nhân rộng, hệ thống SX, giúp các hộ chăn nuôi vùng sâu vùng xa tiếp cận tốt hơn với thị trường địa phương và khu vực.

Theo chia sẻ của TS Phạm Công Thiếu - Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Giám đốc Dự án PALD, tổng kết 10 năm triển khai dự án cho thấy, trên 12.031 hộ dân thuộc các vùng sâu, vùng xa được hỗ trợ trực tiếp, vượt so với mục tiêu đề ra, tỷ lệ sống vật nuôi đạt trên 90%.


Lớp Tập huấn cho thú y cơ sở tại huyện Tân Sơn tháng 12/2013

Lợi nhuận thêm từ hoạt động chăn nuôi của nông hộ tham gia vào khoảng 25 - 50 USD/tháng. Tỷ lệ hộ nghèo trong dự án giảm khoảng 30 - 40% sau mỗi chu kỳ 5 năm tham gia, trong đó trên 95% thành viên nhóm sở thích là phụ nữ.

Theo ông Trần Đức Lâm, PGĐ Sở NN-PTNT Yên Bái, thông qua các hoạt động của dự án, trên 6.000 hộ nông dân nghèo của tỉnh được hưởng lợi trực tiếp và hàng chục ngàn hộ dân hưởng lợi gián tiếp thông qua việc nâng cao trình độ, kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh. Hệ thống dịch vụ chăn nuôi, thú y đã được hình thành và phát triển đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu phát triển chăn nuôi.

Th.S Trần Anh Tuấn, cố vấn kỹ thuật chăn nuôi và thú y dự án PALD chia sẻ, ban đầu khi mới triển khai mặc dù cũng có những ý kiến trái chiều, nhưng nhờ dự quyết tâm, nỗ lực của các cán bộ chuyên gia, sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của lãnh đạo các địa phương dự án triển khai và đặc biệt là các tiểu giáo viên, tình nguyên viên nên đến thời điểm này dự án cơ bản thành công tốt đẹp.

"Kinh nghiệm cho thấy, vai trò của Hội Phụ nữ xã vô cùng quan trọng để dự án thành công bởi ngoài về hỗ trợ về năng lực tổ chức triển khai, trưởng nhóm còn giúp các hội viên trong nhóm sở thích chăn nuôi kỹ thuật, kinh nghiệm để chăn nuôi thành công", ông Tuấn nói.

Chị Lò Thị Thanh, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, Sơn La, chủ hộ dân được hưởng lợi từ dự án PALD tâm sự, tham gia dự án từ năm 2008, thời điểm gia đình vẫn thuộc hộ nghèo. Sau khi được dự án hỗ trợ mô hình chăn nuôi gà thả vườn thông qua cho vay vốn và hỗ trợ con giống, sau 3 tháng đàn gà 50 con mang lại hiệu quả kinh tế khi tỷ lệ gà sống đạt trên 90%.

Sau khi thành công lứa gà đầu tiên do dự án hỗ trợ, những lứa tiếp theo gia đình chị Thanh mạnh dạn đầu tư nuôi 300 - 500 con gà thả vườn và phổ biến chia sẻ cho các chị em khác trong thôn. Nay gia đình chị thoát nghèo, ngoài việc tiếp tục duy trì chăn nuôi chị còn mở cửa hàng buôn bán nông sản tại trung tâm xã.

Còn theo chia sẻ của ông Hoàng Cao Khải ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, Yên Bái, nhờ dự án PALD hỗ trợ 3 lợn nái ban đầu, nay gia đình ông đã phát triển lên 10 nái để và hơn 100 lợn thịt.


Tập huấn thành lập và vận hành nhóm FIG tại huyện Yên Châu -Sơn La tháng 7/2014

Bên cạnh đó, gia đình ông tiếp tục mở rộng đầu từ nuôi thêm gà để trứng và gà thịt. Từ năm 2011 - 2013, gia đình ông Khải mạnh dạn đầu tư mua hệ thống máy móc phối trộn TĂCN, trở thành điểm sáng trong chăn nuôi của huyện.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất